Mẹ vô tình hại con khi tự ý dùng và điều chỉnh lượng thuốc kháng sinh

authorThu Hường 16:45 27/10/2018

(VietQ.vn) - Vào những ngày thời tiết giao mùa, trẻ thường dễ bị các bệnh về đường hô hấp như hắt hơi, ho, cúm, sổ mũi. Không cần đến sự tư vấn của bác sỹ, các ông bố bà mẹ đã tự ý dùng và điều chỉnh lượng thuốc kháng sinh cho trẻ.

Bất kỳ ai cũng có thể ra hiệu thuốc mua thuốc kháng sinh mà không cần có đơn thuốc của bác sỹ. Có thể thấy việc mua thuốc kháng sinh ở Việt Nam là khá dễ dàng. Chính vì vậy, khi thấy con bắt đầu có những biểu hiện như ho, hắt hơi, sốt, sổ mũi, bố mẹ đã vội vàng mua kháng sinh về cho con uống mà không có chỉ định của bác sỹ. 

Các chuyên gia y tế đã khuyến cáo, việc uống thuốc kháng sinh bừa bãi không theo chỉ định của bác sĩ sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Hà Nội, có đến 70-80% trường hợp cảm cúm, ho, hắt hơi, sổ mũi, bệnh hô hấp ở trẻ thông thường là do virus các triệu chứng của bệnh hô hấp trên sẽ giảm dần và bệnh tự khỏi trong vòng 7 – 10 ngày. Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên vội vàng dùng kháng sinh. Đôi khi cha mẹ cần chỉ vệ sinh mũi họng tốt, dinh dưỡng tốt có khi trẻ cũng sẽ tự khỏi. Dùng kháng sinh có nhiều tác dụng phụ như tiêu chảy, nôn… Dùng kháng sinh nhiều gây kháng kháng sinh. Vi khuẩn kháng kháng sinh không chỉ không tốt cho người bệnh mà còn lây lan sang cộng đồng và theo đó để hậu quả rất lớn.

Bố mẹ không nên tự ý cho con uống thuốc kháng sinh

Bố mẹ không nên tự ý cho con uống thuốc kháng sinh 

Vấn đề chính là liều lượng thuốc kháng sinh, khi không khám bác sĩ, bố mẹ sẽ không biết chính xác bệnh của con mà chỉ tả một cách khái quát cho người bán thuốc, vì vậy mà liều lượng thuốc cho con uống chưa chắc đã chính xác.

Vậy nguyên nhân chính khiến bố mẹ không đưa con đi khám là gì? Đối với những đứa trẻ, việc ho hay sốt là chuyện xảy ra như cơm bữa bởi cơ thể chúng còn nhỏ nên sức đề kháng yếu. Tuy nhiên, thủ tục khi đến khám ở bệnh viện công lại khá phức tạp và cần phải xếp hàng khá lâu còn khám ở bệnh viện tư, phòng khám tư thì chi phí lại khá đắt đỏ. 

5 cách chữa ho hiệu quả cho bé vào mùa đông(VietQ.vn) - Vào mùa đông trẻ thường xuyên bị cảm lạnh và kho han, nếu không chữa ho trị kịp thời sẽ khiến bé mất ngủ, khó thở và trở thành bệnh mãn tính.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, trẻ em 1 năm có 6-7 đợt viêm đường hô hấp: ho, hắt hơi, sốt nhẹ, chảy nước mũi trong, nhưng do giải phẫu của hệ hô hấp khi ra đời, chúng sẽ tiếp tục hoàn thiện khi trẻ lớn lên và sau 2 tuổi mới tương đối hoàn thiện. Chính vì thế, quá trình hệ hô hấp vẫn còn chưa ổn định, do đó trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh.

Tiếp đó là hệ miễn dịch, đứa trẻ ra đời chưa có khả năng đề kháng, mới chỉ có một chút sức đề kháng tự sinh ra cộng với sữa mẹ truyền sang con khi trẻ bú mẹ, đây gọi là miễn dịch thụ động. Nhưng, miễn dịch đó lại giảm dần do lượng sữa mẹ bú giảm dần. Và đứa trẻ phải “tự sinh, tự cung tự cấp, tự thích nghi với môi trường”.

Vậy đứa trẻ nào đề kháng tốt thì ít bị các bệnh nhiễm khuẩn. Nhưng đứa trẻ vì lý do nào đó như dinh dưỡng chưa đảm bảo, trẻ không được bú mẹ, hoặc tiêm vắc xin không đầy đủ thì sức đề kháng kém do đó rất dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Nhiều trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên miễn dịch tự hạn chế lại, thì lại nhiễm khuẩn hô hấp dưới như viêm tiểu phế quản, viêm phổi.. những nhiễm khuẩn ở bộ phận này rất nguy hiểm cho trẻ. 

Vì vậy, cần cho trẻ một chế độ dinh dưỡng tốt bởi dinh dưỡng chính là nền tảng. Tiêm vacxin đầy đủ cho trẻ. Ngoài ra, cần rèn cho trẻ những thoi quen phòng bệnh hiệu quả như: rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, đeo khẩu trang, giữ ấm vào mùa đông, tránh cảm lạnh…

Đỗ Đỗ (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang