Tức 'chảy máu mắt' về lời khai móc túi khách hàng của nhân viên cây xăng

author 23:28 17/05/2016

(VietQ.vn) - Muốn kiếm lời bất chính, các nhân viên cây xăng Trần Khát Chân và Yên Viên ở Hà Nội đã cấu kết với nhau, gắn chíp vào cây xăng để gian lận.

Cơ quan cảnh sát điều tra Hà Nội vừa hoàn tất kết luận, đề nghị truy tố 16 bị can trong đó có hai trưởng ca Trần Thanh Trình (36 tuổi), Nguyễn Mạnh Hà (33 tuổi), cửa hàng trưởng Nguyễn Thị Hồng Hạnh (50 tuổi) trong vụ cửa hàng xăng dầu số 436 Trần Khát Chân gian lận, lắp chip điện tử để “móc túi” khách hàng. Các bị can cùng bị truy tố về hành vi lừa dối khách hàng.

Theo kết luận điều tra, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (SN 1966) là trưởng cửa hàng xăng dầu tại số 436 Trần Khát Chân (Hà Nội- thuộc Công ty cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội). Tháng 4/2014, cửa hàng này có 11 nhân viên gồm Hạnh và 2 trưởng ca gồm: Trần Thanh Trình (SN 1980) và Nguyễn Mạnh Hà (SN 1983) cùng 8 nhân viên bán hàng.

Đối tượng Trần Thanh Trình

Đối tượng Trần Thanh Trình trong đường dây gian lận xăng dầu. Ảnh ST

Trong quá trình làm việc, Trình và Hà đã chủ động gặp Hạnh, xin ý kiến về việc lắp chip điện tử gian lận vào các cột bơm nhằm chiếm đoạt xăng dầu của khách mua để bù đắp vào lượng xăng dầu hao hụt trong quá trình bán và lưu trữ và “cải thiện” đời sống cho nhân viên. Được sự đồng ý của Hạnh, Trình và Hà thu tiền mua chip điện tử của các nhân viên tại cửa hàng, tổng số tiền thu được là 70 triệu đồng (riêng Nguyễn Bá Tùng không đóng tiền).

Sau đó, Trình và Hà tìm gặp Hồ Trọng Tuấn (SN 1973), Trưởng phòng thị trường Công ty cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội, nhờ Tuấn tìm người gắn chip điện tử gian lận vào các cột bơm xăng của cửa hàng, Tuấn đồng ý. Tuấn nhờ Lê Đức Phong (SN 1976, ở tổ 12 phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội). Đối tượng Phong sau đó đã liên hệ với Ngô Đức Toàn (SN 1979, ở phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) mua chíp điện tử. Đối tượng Toàn mua các thiết bị gian lận xăng dầu tại chợ trời (phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng) của một đối tượng không quen biết tên là Tiến, với giá 500 nghìn đồng/chip.

Theo đó, mỗi con chip được gắn sẽ giúp các nhân viên cửa hàng rút được từ 1% đến 6% lượng xăng dầu bán ra cho khách hàng. Toàn mua các con chip với giá 500.000 đồng/chip, sau đó bán lại cho Phong với giá 1,5 triệu đồng/chip. Đối tượng Phong tiếp tục nâng giá với Hồ Trọng Tuấn lên 7-8 triệu đồng/chip. Trước khi lắp đặt thiết bị gian lận xăng, dầu tại cửa hàng xăng dầu 436 Trần Khát Chân lắp đặt, Tuấn yêu cầu Phong báo giá cho Trình và Hà, tiền chip lên tới 25 triệu đồng/1 chiếc để các đối tượng chia nhau tiền chênh lệch.

Tổng số tố tiền chiếm đoạt được từ việc gian lận xăng, dầu Hạnh được hưởng 200 triệu đồng; Trần Thanh trình được chia 191 triệu đồng (ở cả 2 cây xăng Trần Khát Chân và Yên Viên); ca trưởng Nguyễn Mạnh Hà cũng hưởng 152 triệu đồng. Các nhân viên bán hàng tại cây xăng 436 Trần Khát Chân, người được chia nhiều nhất khoảng 150 triệu đồng; các nhân viên mới được hưởng từ 3-5 triệu đồng/tháng.

Để tránh bị phát hiện, việc thanh toán được tiến hành cuối ca, sau khi kiểm tra đồng hồ cơ tính xăng, đối trừ đi số đo khi nhận từ ca trước sẽ ra số xăng thực tế bán cho khách hàng. Phần tiền thu được bán cho khách hàng trong ca sau khi trừ đi tiền phải thanh toán, nộp lên công ty theo số đo hiển thị trên đồng hồ công tơ mét đo xăng sẽ được chia đều cho nhân viên. Trung bình mỗi ca bán hàng, trưởng ca và nhân viên được chia từ 400.000 đến 600.000 đồng/người (tùy theo doanh số bán hàng). Cửa hàng trưởng Nguyễn Thị Hồng Hạnh được chia tiền theo tháng, từ 10-15 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, trong 4 tháng đầu khi lắp chip, mỗi tháng Trình và Hà đưa cho Hồ Trọng Tuấn 10-15 triệu đồng. Sau khi Tuấn chuyển sang làm Trưởng phòng thị trường thì Trình và Hà thôi không chia tiền cho Tuấn nữa.

Về phần Trình, tháng 5/2015, đối tượng này được điều động về làm cửa hàng trưởng cửa hàng xăng dầu Yên Viên. Khoảng nửa năm sau đó (tháng 10/2015), Trình lại nhờ Ngô Tuấn Anh lắp chip điện tử gian lận cho cây xăng mới này. Quá trình điều tra, Phòng PC 46 xác định, tổng số tiền gian lận tại cửa hàng xăng dầu Yên Viên là 120 triệu đồng. Đơn vị này cũng chưa từng bị xử lý hành chính về hành vi lừa dối khách hàng nên không đủ yếu tố cấu thành tội “Lừa dối khách hàng”. Cơ quan CSĐT đã ra quyết định tách hồ sơ vụ án, có văn bản chuyển hồ sơ đến Chi cục QLTT Hà Nội đề nghị xử lý hành chính và xem xét xử lý hơn 2.000 lít dầu các đối tượng đã chiếm đoạt còn tồn tại kho của cửa hàng Yên Viên... Đến thời điểm bị truy tố,16 bị can trong vụ án đã tự nguyện nộp hơn 1,6 tỷ đồng hưởng lợi bất chính từ việc lắp chip gian lận xăng dầu để khắc phục hậu quả.

Căn cứ tài liệu điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã khởi tố 16 bị can về tội “Lừa dối khách hàng”, trong đó 12 đối tượng là lãnh đạo đến nhân viên cây xăng 436 Trần Khát Chân, gồm: Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Trần Thanh Trình, Nguyễn Mạnh Hà, Đỗ Thị Lương Hà, Nguyễn Thị Minh Phương, Nguyễn Bá Tùng, Trần Thị Minh Thu, Trương Quốc Cường, Bùi Thị Mai Linh, Nguyễn Công Trung, Hoàng Nghĩa Quân, Lương Thị Vân, Ngô Đức Toàn, Lê Đức Phong, Ngô Tuấn Anh; Hồ Trọng Tuấn, Trưởng phòng thị trường, Công ty Xăng dầu chất đốt Hà Nội.

Để tiêu thụ lượng xăng dầu gian lận, Trình nhờ lái xe của Công ty cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội bán cho cửa hàng xăng dầu Vân Dương (địa chỉ quốc lộ 18 phường Vân Dương, TP Bắc Ninh) với giá thấp hơn giá thị trường khoảng 2.200 đồng/lít.

Các đối tượng cung cấp, lắp chip điện tử gian lận bị bắt giữ cùng tang vật

Các đối tượng cung cấp, lắp chip điện tử gian lận tại cây xăng bị bắt giữ thu hàng loạt tang vật

Ngày 24/12/2015, hành vi của Trình và các bị can bị phát hiện. Cơ quan chức năng xác định, chip điện tử gian lận làm thiếu hụt 5% lượng xăng dầu bán ra cho khách hàng. Việc lắp các chip điện tử này, Hạnh được hưởng lợi 200 triệu đồng, Trình 191 triệu đồng (ở cả 2 cây xăng Trần Khát Chân và Yên Viên), Hà 152 triệu đồng. Số nhân viên bán hàng tại cây xăng 436 Trần Khát Chân, người được chia nhiều nhất khoảng 150 triệu đồng, số còn lại nhận 3-5 triệu đồng/tháng.

Riêng về cây xăng ở Yên Viên, tổng số tiền gian lận khoảng 120 triệu đồng và hiện còn 2.000 lít dầu gian lận tồn kho. Về hành vi này của Trình, cơ quan điều tra tách riêng xử lý sau.

Trước khi bị đề nghị truy tố, 16 bị can đã tự nguyện nộp tổng số tiền hơn 1,6 tỷ đồng hưởng lợi bất chính từ việc lắp chip gian lận.

Trước đó, vụ việc được phát hiện vào ngày 24/12/2015, tại 2 cây xăng Trần Khát Chân và Yên Viê n (Hà Nội). Vào thời điểm kiểm tra, Phòng An ninh kinh tế Công an TP Hà Nội phối hợp Đội QLTT số 14, Chi cục QLTT Hà Nội, bắt quả tang 2 cây xăng trên có sử dụng thiết bị ngoại lai (chip điện tử) để gian lận, đo đếm thiếu lượng xăng bán ra.

Sau khi lập biên bản vi phạm, tổ công tác liên ngành đã bàn giao hồ sơ, tang vật đến Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC 46) Công an Hà Nội điều tra, xử lý. Quá trình điều tra, PC 46 phối hợp của Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng TP Hà Nội xác định lượng xăng dầu bị gian lận do việc gắn mỗi chip làm thiếu hụt khoảng 5% lượng xăng dầu bán ra cho khách hàng.

Hồng Anh (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang