Tuyên án Tổng giám đốc Vinashinlines cùng bị cáo Giang Kim Đạt

authorLan Ninh 10:04 23/02/2017

(VietQ.vn) - Tòa sơ thẩm TAND TP Hà Nội vừa tuyên phạt các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Vinashinlines. Theo đó Giang Kim Đạt đã lãnh mức án cao nhất.

Tin tức trên báo Dân Trí, các bị cáo bị tuyên án gồm: Trần Văn Liêm (SN 1955, nguyên Tổng Giám đốcVinashinlines), Giang Kim Đạt (SN 1977, nguyên quyền Trưởng phòng Kinh doanhVinashinlines) và Trần Văn Khương (SN 1950, nguyên Kế toán trưởng Vinashinlines) và Giang Văn Hiển (SN 1950, bố đẻ của Giang Kim Đạt).

Trong số 4 bị cáo trên, Giang Văn Hiển bị truy tố, xét xử về tội “Rửa tiền”, 3 bị cáo còn lại bị cáo buộc “Tham ô tài sản”.

Theo tòa sơ thẩm, dù tại tòa, các bị cáo thay đổi lời khai, các luật sư cũng đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung một số vấn đề liên quan nhưng với những căn cứ, tài liệu điều tra, lời khai của các bị cáo, HĐXX xét thấy có đủ cơ sở để kết tội các bị cáo như cáo trạng truy tố. 

Tuyên án Tổng giám đốc Vinashinlines cùng bị cáo Giang Kim Đạt

Các bị cáo nghe tuyên án. Ảnh: Vietnamnet 

Theo báo Vietnamnet, tòa thấy có đủ cơ sở khẳng định, bị cáo Liêm là người chỉ đạo. Bị cáo là Tổng giám đốc, có trách nhiệm điều hành công ty, đã giao Đạt đàm phán giá mua tàu. Liêm là Tổng giám đốc, các hợp đồng do Liêm quyết định. Nếu Liêm không đồng ý, Đạt không mua được tàu.

Đạt là quyền trưởng phòng kinh doanh, được giao nhiệm vụ tìm mua tàu. Các bút lục có trong hồ sơ, Đạt khai nhận được sự chỉ đạo của Liêm trong việc nhận tiền gửi giá, trong đó Liêm chỉ đạo lấy chênh từ 1-2 giá, còn lại Đạt được hưởng.

Việc Liêm được Đạt mua cho bất động sản là tiền trích từ tiền gửi giá. Việc Đạt mua xe ô tô cho Liêm cũng là lấy từ tiền chênh lệch mua tàu.

Tại tòa Đạt khai tiền có được là do công môi giới, nhưng HĐXX cho rằng, lời khai của Đạt không có căn cứ vì Đạt là quyền trưởng phòng của công ty. Đạt giữ quyền trưởng phòng kinh doanh, đàm phán với các đối tác trong và ngoài nước để mua và khai thác tàu.

Đạt hưởng lợi từ tiền chênh lệch giá mua tàu, đã đặt vấn đề chuyển tiền qua tài khoản của bố là Giang Văn Hiển. Tài liệu có trong hồ sơ ghi rõ lời khai của bị cáo Hiển: Đạt có nhờ Hiển mở tài khoản để nhận tiền từ nước ngoài. Hiển xác định đó là tiền bất hợp pháp.

Tại tòa bị cáo Hiển nói bị dọa dẫm, ép cung là không có căn cứ. Lời khai thay đổi của bị cáo Hiển tại tòa là không có căn cứ, trong khi lời khai trước đó tại cơ quan điều tra của Hiển phù hợp với hồ sơ vụ án.

Vì vậy, cơ quan điều tra chuyển tội danh của Hiển sang tội Rửa tiền là đúng người đúng tội.

Điều kiện và thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội(VietQ.vn) - Để có thể đăng ký thường trú tại Hà Nội thì cần phải đáp ứng được một trong những điều kiện của khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú.

Theo HĐXX, bị cáo Liêm giao tiền cho bị cáo Khương và nói rõ đó là tiền trích phần trăm từ việc mua tàu. Bị cáo Khương đã không đưa số tiền này vào báo cáo quyết toàn mà để ngoài sổ sách, không giải trình được tiêu tiền này vào việc gì, không chứng minh được đã dùng tiền mua tàu như lời khai của Khương.

Từ phân tích trên, HĐXX cho rằng, trong thời gian Liêm là đại diện theo pháp luật của Vinashinlines, quá trình thực hiện dự án mua tàu, Liêm, Đạt, Khương đã thông qua công ty môi giới để lấy tiền gửi giá mua 3 con tàu, cho thuê 9 tàu, để ngoài sổ sách để chiếm đoạt. Khương giữ vai trò đồng phạm với Liêm và Đạt.

Để che giấu số tiền trên, Hiển trực tiếp giao dịch, mở nhiều tài khoản để nhận tiền chuyển về từ nước ngoài tổng số tiền gần 16 triệu USD. Số tiền này Đạt rút ra chuyển cho Liêm.

Từ phân tích trên, HĐXX cho rằng, đủ cơ sơ kết luận: Quá trình thực hiện dự án mua tàu và khai thác, kinh doanh cho thuê tàu biển, Liêm, Đạt và Khương đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt của Vinashinlines hơn 260 tỷ đồng.

Trong đó, Trần Văn Liêm chiếm đoạt 3,1 tỷ đồng, Giang Kim Đạt 255 tỷ đồng, Trần Văn Khương 110.000 USD.

Bị cáo Giang Văn Hiển sau khi nhận được tiền chuyển vào tài khoản của mình, đã rút tiền mặt ra đưa cho Giang Kim Đạt, đồng thời mua 40 bất động sản, mua đi bán lại 13 ô tô đứng tên mình và người thân.

HDXX xét thấy, các tài sản kê biên gồm 40 bất động sản, 2 ô tô nhằm đảm bảo thi hành án, tổng giá trị trên 100 tỷ đồng, không cần thiết phải trưng cầu định giá.

Tại thời điểm xảy ra vụ án, các bị cáo giữ các chức vụ tại Vinashinlines, toàn bộ vốn mua tàu là của Vinashin. Hiện Vinashinlines còn nợ hơn 48 triệu USD tiền mua tàu của Vianshin. Đến nay, Vinashinlines chuyển sang Vinaline, nhưng Vinashinlines vẫn nợ Vinashin, nên HĐXX xác định nguyên đơn dân sự là Vinashin.

Cũng theo báo Dân Trí, sau khi xem xét toàn bộ nội dung vụ án, lời khai các bị cáo tại cơ quan điều tra cũng như trong phiên xét xử, quan điểm luận tội của đại diện Viện Kiểm sát và phần tranh luận, bào chữa của các luật sư, HĐXX tòa sơ thẩm TAND TP Hà Nội quyết định tuyên phạt Trần Văn Liêm mức án tử hình; Giang Kim Đạt: tử hình; Trần Văn Khương chung thân cùng về tội danh “Tham ô tài sản”.

Giang Văn Hiển bị tuyên phạt 12 năm tù về tội “Rửa tiền”.

Đối với số tiền 260,5 tỷ đồng mà các bị cáo đã chiếm hưởng bất chính, HĐXX tòa sơ thẩm tuyên thu hồi và trao trả nguyên đơn dân sự là Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin.

Hoàng Lan (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang