Tỷ giá USD hôm nay ngày 27/3/2015 tiếp tục trên đà tăng

author 11:35 27/03/2015

(VietQ.vn) - Hai ngày sau tuyên bố giữ ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá USD vẫn tiếp tục tăng, tuy không còn mạnh như trước, theo sát diễn biến trên thị trường thế giới.

Cụ thể, VOV cho biết sáng nay tại Vietcombank, tỷ giá VND/USD vẫn được niêm yết ở  mức 21.480 – 21.540 VND/USD mua vào – bán ra. Mức giá này đã tăng 15 đồng/USD so với thời điểm trước khi Ngân hàng Nhà nước tuyên bố giữ nguyên tỷ giá.

Còn tại Vietinbank, ngân hàng này đang mua vào USD với giá 21.485 đồng/USD và bán ra là 21.545 đồng/USD. Giá USD tại BIDV tăng 5 đồng, lên mức 21.485 – 21.545 VND/USD. Tại Eximbank, giá mua – bán USD cũng tăng lên mức 21.470 – 21.550 VND/USD.

Tỷ giá USD hôm nay ngày 27/3/2015 tiếp tục đà tăng tuy không còn mạnh

Tỷ giá USD hôm nay ngày 27/3/2015 tiếp tục đà tăng tuy không còn mạnh

Techcombank niêm yết ở 21.470 – 21.550 VND/USD, tăng 10 đồng mua vào so với hôm qua và giá bán ra vẫn giữ nguyên. DongABank đang mua vào và bán ra là 21.460 – 21.560 VND/USD.

Trước đó, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho rằng, đợt tăng tỷ giá vừa qua chủ yếu do USD trên thị trường thế giới tăng dẫn đến tâm lý găm giữ đô la chờ cơ hội điều chỉnh tỷ giá của NHNN.

Theo Bizlive, diễn biến trên thị trường thời gian qua cho thấy tỷ giá trên thị trường khá nhạy cảm với diễn biến đồng USD trên thị trường thế giới cũng như những động thái điều hành chính sách tiền tệ của các nước, đặc biệt là những thông tin về quyết định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

Tỷ giá USD trên thị trường khá nhạy cảm với diễn biến đồng USD trên thế giới

Tỷ giá USD trên thị trường khá nhạy cảm với diễn biến đồng USD trên thế giới

Ngay sau khi FED công bố thông tin về quyết định chính sách của mình, USD giảm giá, vàng thế giới tăng trở lại khiến chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế thu hẹp, tỉ giá thị trường tự do cũng như trên thị trường chính thức đều giảm. Trên cơ sở theo dõi sát diễn biến của thị trường, phân tích, đánh giá dưới nhiều góc độ, có thể thể đưa ra có một số nhận định:

Thứ nhất, mặc dù đồng USD tăng giá nhưng chỉ tăng giá mạnh so với một số đồng tiền chủ chốt như Euro (9,7%); đô la Canada (7,51%); bảng Anh (4,65%);... nhưng lại tăng không nhiều so với các đồng tiền trong khu vực châu Á. Tỉ trọng thương mại của Việt Nam với các nước có đồng tiền mất giá mạnh so với USD lại khá nhỏ, trong khi tỉ trọng thương mại của Việt Nam với các nước trong khu vực có đồng tiền mất giá không lớn so với USD lại chiếm tỉ trọng lớn hơn nhiều.

Trên thực tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động điều chỉnh 1% tỉ giá ngay từ đầu năm cũng là sự chủ động dẫn dắt thị trường, phù hợp với xu hướng của các đồng tiền trong khu vực.

Thứ hai, xu hướng đồng bản tệ giảm giá tại các nước chủ yếu là do các ngân hàng (NH) trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua các công cụ như điều chỉnh giảm lãi suất, mở rộng các gói nới lỏng định lượng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, dẫn đến đồng bản tệ mất giá chứ không điều chỉnh tỉ giá một cách trực tiếp để giảm giá đồng bản tệ, hỗ trợ xuất khẩu.

Đối với Việt Nam, khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát được kiểm soát, chính sách tiền tệ được thực hiện theo hướng đưa tiền ra nhiều hơn và điều tiết giảm mạnh lãi suất trong vòng hơn 3 năm qua để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tỉ giá được điều chỉnh tăng từ 1-2%/năm trong suốt giai đoạn 2012-2015 (chưa kể đến những năm trước đó, đồng VND liên tục mất giá và thậm chí mất giá khá mạnh so với USD, mạnh nhất là 9,3% trong năm 2011), ngay cả trong những giai đoạn đồng USD mất giá trên thị trường quốc tế, tỉ giá VND/USD vẫn luôn được điều chỉnh tăng.

 Phương Trâm (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang