Tỷ lệ điện hạt nhân Nhật Bản sẽ tăng trong vòng 15 năm tới

author 06:34 04/04/2015

(VietQ.vn) - Trong kế hoạch Phát triển các nguồn năng lượng đến năm 2030 của Nhật Bản, tỷ lệ điện hạt nhân và điện năng lượng tái tạo trong tổng điện năng quốc gia sẽ lần lượt là 22-20% và 22-24%.

Sự kiện: Phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Theo báo Vietnamnet, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) Nhật Bản đã trình bày bản Kế hoạch phát triển các nguồn năng lượng (tỷ lệ thành phần cho các nguồn điện khác nhau trong đó có điện hạt nhân) đến năm 2030 trước Ủy ban Tư vấn Tài nguyên và Năng lượng.

Theo đó, vào năm 2030 tỷ lệ đóng góp vào tổng điện năng quốc gia của hai thành phần năng lượng quan trọng: điện năng lượng tái tạo (NLTT) sẽ là 22-24% và điện hạt nhân là 22-20%. Như vậy, nếu tỷ lệ điện NLTT tạo đạt 24%, thì điện hạt nhân sẽ chỉ đóng góp 20%. Điều này có nghĩa là tỷ lệ điện NLTT sẽ cao hơn so với điện hạt nhân 4 điểm (tức 4%). Ngoài ra, tỷ lệ dự kiến các nguồn điện năng bằng cách sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), than đá, dầu được dự kiến sẽ là 27%, 26% và 3%, tương ứng.

Nếu so sánh với tỷ lệ các thành phần điện năng trong tài khóa 2013 trước đây (NLTT: 11%, LNG: 43%, than: 30%), tỷ lệ điện hạt nhân rõ ràng sẽ tăng vụt lên do việc khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân, và tỷ lệ điện năng lượng tái tạo sẽ tăng thêm 13 %, tức gấp đôi. Ngược lại, tỷ lệ của điện LNG và điện than sẽ giảm xuống 16 và 4 %, tương ứng. Điều này có nghĩa là mức độ phụ thuộc của tổng sản lượng điện quốc gia vào nguồn nhiệt điện sẽ giảm mạnh.

Như Cơ quan thông tin hạt nhân thế giới WNN (word nuclear news) đưa tin, bản báo cáo dự thảo này đã được Tiểu ban Cung cấp Năng lượng Dài hạn và Triển vọng Nhu cầu thuộc Ủy ban Tư vấn về Năng lượng và Tài nguyên thông qua.

Tỷ lệ điện hạt nhật Nhật Bản sẽ tăng do kế hoạch tái khởi động nhà máy điện hạt nhân

Tỷ lệ điện hạt nhật Nhật Bản sẽ tăng do kế hoạch tái khởi động nhà máy điện hạt nhân

Có thể thấy, thị phần đóng góp vào lưới điện quốc gia Nhật Bản bởi nguồn điện hạt nhân tối thiểu cũng là 20%. Điều này chỉ có thể được đảm bảo bằng cách khởi động các nhà máy điện hạt nhân đã qua xác nhận đảm bảo tiêu chuẩn an toàn mới nhất. Đây là lần thứ tư Nhật Bản công bố Kế hoạch năng lượng cơ bản của quốc gia mình. Các kế hoạch trước đó từng được thông qua vào các năm 2003, 2007 và 2010.

Mới đây, Nhật Bản đã quyết định sẽ tái khởi động chương trình năng lượng hạt nhân. Theo báo Infonet, lò phản ứng tại Nhà máy điện Hạt nhân Sendai tại tỉnh Kagoshima là nơi đầu tiên hoạt động trở lại kể từ khi chính phủ ban bố nghị quyết nâng cao an toàn cho các nhà máy vào năm 2013. Phần lớn trong số 48 nhà máy điện hạt nhân đã bị đóng cửa ngay sau khi thảm họa động đất khiến nhà máy điện Fukushima bị rò rỉ chất phóng xạ năm 2011, và từ năm 2013 đã không có nhà máy hạt nhân nào được vận hành.

Là một quốc gia khan hiếm tài nguyên, Nhật Bản từng dựa vào năng lượng hạt nhân để cung cấp 25% lượng điện. Chính phủ Nhật đã khởi động lại hai lò phản ứng để tạm thời đáp ứng nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, cả hai lò đều hỏng vào tháng 9/2013, làm gián đoạn nguồn cung cấp điện trong một thời gian dài.

Nhật Bản đã ban hành quy định an toàn nghiêm ngặt hơn để tránh lặp lại thảm họa Fukushima, bao gồm các biện pháp ngăn chặn dự phòng và xây tường chắn sóng cao hơn ở những khu vực dễ bị ảnh hưởng.

An Nhiên (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang