UB chuyên trách quản lý giám sát: Tránh vừa đá bóng vừa thổi còi

author 09:47 12/12/2012

(VietQ.vn) - Việc Viện nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương (CIEM) đề xuất thành lập ủy ban chuyên trách quản lí giám sát doanh nghiệp nhà nước đã gây được sự chú ý của dư luận, đặc biết là các chuyên gia. Ông Phạm Kinh Luân - Chuyên gia phân tích tài chính độc lập đã có buổi trò chuyện với Chất lượng Việt Nam những chú ý khi thành lập ủy bản này.

Thưa ông, Viện nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương (CIEM) đề xuất thành lập ủy ban chuyên trách quản lí giám sát doanh nghiệp nhà nước. Theo ông thì điều này có cần thiết hay không ?

Tôi nghĩ hiện nay là cần thiết có thể lấy tên gọi này hoặc tên gọi khác bởi vì doanh nghiệp của nhà nước cũng giống như doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác là tế bào hoạt động kinh doanh mà khi người ta hoạt động kinh doanh rất cần đến môi trường kinh doanh được biết đến các luật lệ, quy định được công nhận.

Ở Việt Nam ai là người xây dựng các luật lệ, các quy định đó thì đó chính là các Bộ, ngành ban hành soạn thảo và Quốc hội là người phê duyệt, thông qua.

 

Ông Phạm Kinh Luân - Chuyên gia phân tích tài chính độc lập
Ông Phạm Kinh Luân - Chuyên gia phân tích tài chính độc lập

Vậy thì theo ông sau khi mà Ủy ban này thành lập thì cần phải có cơ chế gì để có thể giúp cho các doanh nghiệp nhà nước bình đẳng so với các thành phần kinh tế khác ?

Tôi nghĩ để chi tiết hơn có cơ chế hoạt động thì đương nhiên phải đảm bảo nguyên tắc vì không thể 'vừa đá bóng vừa thổi còi' được. Đã quản lí về mặt nhà nước là đã đưa ra các luật lệ trong các cuộc chơi thì không nên tham gia trực tiếp tham gia vào kinh doanh vì khi đã là Bộ chủ quản của doanh nghiệp nhà nước rõ ràng là họ đã được quyền là bổ nhiệm cái gì.

Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc phê duyệt cơ chế hoạt động kinh doanh cho nên cơ chế chính sách gì cũng phải đảm bảo nguyên tắc là ai đã làm thì phải chịu trách nhiệm?. Trên cơ sở như vậy mà họ điều hành doanh nghiệp mà dẫn đến thua lỗ thì họ tự phải chịu trách nhiệm đó, giống như trên thị trường chứng khoán các công ty cổ phần đấy là những người có tiền thì dân không phải là từng người một tham gia vào quản lí mà phải có người đại diện là Hội đồng quản trị đấy là nhà nước quản lí tiền thuế của dân. Nhưng có thể họ không trọng tài bằng cách là điều hành chi tiết nhưng hoạch ra đường lối, chính sách mà thuê Tổng giám đốc thì theo tôi cả nước phải làm mà họ sai không làm được phải tự chịu trách nhiệm.

Vậy thì theo ông khi nào doanh nghiệp nhà nước mới thực sự trở thành đầu tầu phát triển của nền kinh tế?

Muốn làm kinh tế thì phải làm cho hiệu quả và chỗ nào các thành phần kinh tế khác họ không làm được hoặc vì lợi ích của người ta mà họ không làm thì rõ ràng doanh nghiệp nhà nước phải đứng ra làm chứ không phải chỗ nào ngon thì doanh nghiệp nhà nước nhảy vào, chỗ nào rào ao thì doanh nghiệp nhà nước đi ra thì cũng không đúng mà ở đây doanh nghiệp nhà nước làm được cái gì mà các thành phần kinh tế khác không làm được chứ còn ngon ai cũng làm được mà mình nhảy vào thì không thể gọi là đầu tàu.

Xin cảm ơn ông ! 

Thành Long

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang