Úc chuẩn bị 'siết' quy định ghi nhãn thực phẩm với thành viên WTO

author 11:50 24/03/2018

(VietQ.vn) - Úc dự kiến sửa đổi các quy định về ghi nhãn xuất xứ đối với thực phẩm nhập khẩu vào nước này.

Ngày 7/12/2015, theo quy định của Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại (TBT) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Úc đã thông báo cho các nước thành viên của WTO về việc nước này dự kiến sửa đổi các quy định về ghi nhãn xuất xứ đối với thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng về việc cần cung cấp thông tin rõ ràng và chính xác hơn trên nhãn sản phẩm (G/TBT/N/AUS/100).

Ngày 24/6/2016, Úc tiếp tục thông báo bổ sung cho các nước thành viên của WTO về việc chính phủ Úc đã ban hành quy định về ghi nhãn xuất xứ thực phẩm bán lẻ trên thị trường nước này, được gọi là tiêu chuẩn cung cấp thông tin ghi nhãn xuất xứ thực phẩm 2016 (G/TBT/N/AUS/100/Add.1). Tiêu chuẩn cung cấp thông tin mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2016. Các doanh nghiệp có 2 năm chuyển tiếp để thực hiện theo quy định mới. Thời gian chuyển tiếp sẽ kết thúc vào ngày 30/06/2018.

Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định mới về ghi nhãn xuất xứ cho thực phẩm bán lẻ tại Úc và được xây dựng căn cứ trên Luật Người tiêu dùng của Úc. Trước thời điểm hiệu lực tất cả hàng hóa đang lưu thông trên thị trường thực thi theo quy định cũ. Trong thời gian chuyển tiếp, việc ghi nhãn thực phẩm bán lẻ phải tuân thủ theo Tiêu chuẩn Cung cấp Thông tin mới hoặc theo quy định ghi nhãn hiện hành (Quy định Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc New Zealand).

Thực phẩm nhập khẩu vào Úc sẽ phải chịu quy định chặt chẽ về ghi nhãn thể hiện nguồn gốc, xuất xứ. Ảnh: Tiền Phong 

Theo quy định mới, thực phẩm nhập khẩu vào Úc sẽ tiếp tục phải có thông tin xuất xứ trên nhãn, ví dụ sản phẩm của Thái Lan (Product of Thailand) hay sản xuất tại Canada (Made in Canada), tuy nhiên bổ sung thêm một số quy định như các loại thực phẩm không ưu tiên, tức là các loại thực phẩm người tiêu dùng quan tâm nhiều nhất tới xuất xứ được sản xuất trong nước và nhập khẩu, bắt buộc phải có thông tin về xuất xứ của các thành phẩm thực phẩm (food contents/ingredients) theo dạng biểu đồ kèm logo và phải đưa thông tin vào một ô xác định trên sản phẩm; các thực phẩm không ưu tiên bao gồm: bột ngọt, mứt kẹo, bánh quy và đồ ăn vặt, nước đóng chai, nước ngọt và nước tăng lực, trà và cà phê, đồ uống có cồn có thể tự nguyện cung cấp thông tin bổ sung.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, Úc là một trong những thị trường xuất khẩu nông thủy sản lớn của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 8,3%/năm và kim ngạch bình quân khoảng 450 triệu USD/năm trong giai đoạn 2011-2016.

Sau khi Hiệp định Thương mại tự do giữa ASEAN với Úc, New Zealand (AANZFTA) có hiệu lực từ năm 2010, với mức thuế suất về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam sang Úc đã có tốc độ tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn 2011-2016. Cụ thể, các mặt hàng xuất khẩu rau quả tăng 27,7%/năm, hạt điều tăng 12,9%/năm, thủy sản tăng 6,9%/năm...

Trong công tác tháo gỡ rào cản kỹ thuật để mở cửa thị trường Úc đối với mặt hàng tôm và một số loại trái cây tươi, dù quá trình đàm phán đối với mỗi mặt hàng gặp nhiều khó khăn và mất thời gian thường từ 5-10 năm, như vải mất 12 năm, xoài mất 7 năm. Nhưng đến nay, Bộ Công Thương đã, đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn tất việc thâm nhập thị trường Úc cho vải thiều, xoài tạo thêm thị trường mới cho các loại trái cây tươi của Việt Nam.

Bảo Bình

Tháo gỡ rào cản, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt sang Úc(VietQ.vn) - Trong suốt thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành triển khai nhiều công tác nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản và mở rộng, phát triển thị trường Úc.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang