Ứng dung 7 Công cụ kiểm soát chất lượng cơ bản

author 21:01 07/04/2014

(VietQ.vn) - 7 Công cụ kiểm soát chất lượng cơ bản thường sử dụng để phát hiện những lỗi không phù hợp trong sản xuất từ đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra cách khắc phục

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

7 Công cụ kiểm soát chất lượng cơ bản ( 7 Basic Quality Control Tools – 7 QC Tools) được xem là những hành trang không thể thiếu nhằm đạt được mục tiêu “Chất lượng toàn diện”, mang lại sự hài lòng cho khách hàng với chi phí thấp nhất.

7 Công cụ này sẽ giúp tổ chức chủ động hơn, hiệu quả hơn trong công việc nhận diện các vấn đề của mình (ví dụ: các lãng phí, kém hiệu quả trong quá trình; các nguyên nhân gây ra lỗi sản phầm; các cơ hội cải tiến…), xác định được đâu là nguyên nhân gốc của vấn đề, định ra được thứ tự ưu tiên vấn đề cần giải quyết để đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng các nguồn lực, từ đó đưa ra được quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề. 5 trong số 7 công cụ đó có thể dùng trong mọi ngành quản lý, mà nhiều nhất có lẽ là về quản lý nhân sự và tiếp thị, đó là: bảng kê, biểu đồ tần số, biểu đồ Pareto, biểu đồ phân tán và biểu đồ nhân quả. Còn 2 công cụ dành riêng cho quản lý chất lượng đó là biểu đồ kiểm soát và kiểm tra bằng cách lấy mẫu. Khi giải quyết vấn đề thì không bao giờ dùng một công cụ duy nhất mà thường dùng một vài hay tất cả công cụ nói trên. Việc chọn những công cụ thích hợp nhất là một vấn đề kinh nghiệm. Vì vậy phải biết cách áp dụng các công cụ đã đề cập trên để xử lý.

Phiếu kiểm tra (Check sheet): được sử dụng cho việc thu thập dữ liệu. Dữ liệu thu được từ phiếu kiểm tra là đầu vào cho các công cụ phân tích dữ liệu khác, đây là bước để sử dụng cho các bước tiếp theo. Vậy nên đây là bước quan trọng.

Check sheet được sử dụng như là bước đầu trong 7 QC tools

Check sheet được sử dụng như là bước đầu trong 7 QC tools

Biểu đồ Pareto (Pareto chart): sử dụng các cột để minh họa các hiện tượng và nguyên nhân, nhóm lại các dạng như là các khuyết tật, tái sản xuất, sửa chữa, khiếu nại, tai nạn và hỏng hóc. Các đường gấp khúc được thêm vào để chỉ ra tần suất tích luỹ. Hiện tại công cụ này vẫn được các Công ty Nhật Bản vẫn còn được sử dụng rất nhiều vào trong quá trình sản xuất.

Pareto dùng để phân tích nguyên nhân sản phẩm không phù hợp

Pareto dùng để phân tích nguyên nhân sản phẩm không phù hợp

Biểu đồ nhân quả (Ishikawa diagram)́ : chỉ mối liên hệ giữa các đặc tính mục tiêu và các yếu tố, những yếu tố dường như có ảnh hưởng đến các đặc tính, biểu diễn bằng hình vẽ giống xương cá hay còn gọi là Biểu đồ xương cá.

Biểu đồ xương cá chỉ ra mối liên hệ giữa các mục tiêu

Biểu đồ xương cá chỉ ra mối liên hệ giữa các mục tiêu

Biểu đồ phân bố (Histogram): là một dạng của đồ thị cột trong đó các yếu tố biến động hay các dữ liệu đặc thù được chia thành các lớp hoặc thành các phần và được diễn tả như các cột với khoảng cách lớp được biểu thị qua đường đáy và tần suất biểu thị qua chiều cao.

Biểu đồ phân bố

Biểu đồ phân bố

Biểu đồ kiểm soát (Control chart): Biểu đồ kiểm soát là đồ thị đường gấp khúc biểu diễn giá trị trung bình của các đặc tính, tỷ lệ khuyết tật hoặc số khuyết tật. Chúng được sử dụng để kiểm tra sự bất thường của quá trình dựa trên sự thay đổi của các đặc tính (đặc tính kiểm soát). Biểu đồ kiểm soát bao gồm 2 loại đường kiểm soát: đường trung tâm và các đường giới hạn kiểm soát, được sử dụng để xác định xem qúa trình có bình thường hay không. Trên các đường này vẽ các điểm thể hiện chất lượng hoặc điều kiện quá trình. Nếu các điểm này nằm trong các đường giới hạn và không thể hiện xu hướng thì quá trình đó ổn định. Nếu các điểm này nằm ngoài giới hạn kiểm soát hoặc thể hiện xu hướng thì tồn tại một nguyên nhân gốc.

Biểu đồ kiểm soát biểu diễn giá trị trung bình của các đặc tính

Biểu đồ kiểm soát biểu diễn giá trị trung bình của các đặc tính

Biểu đồ phân tán (Scatter diagram)́ : Biểu đồ phân tán chỉ ra mối quan hệ giữa 2 biến trong phân tích bằng số. Để giải quyết các vấn đề và xác định điều kiện tối ưu bằng cách phân tích định lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến số.

Hình minh họa biểu đồ phân tán

Hình minh họa biểu đồ phân tán

Biểu đồ phân vùng (Stratified diagram): Phân vùng thông thường để tìm ra nguyên nhân của khuyết tật, lỗi hỏng.

Biểu đồ này thường sử dụng tìm nguyên nhân khuyết tật

Biểu đồ này thường sử dụng tìm nguyên nhân khuyết tật

Duy Trung


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang