Ứng dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi tăng trưởng hậu Covid-19

author 06:48 20/06/2021

(VietQ.vn) - Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo, tư vấn hướng dẫn áp dụng các giải pháp cải tiến năng suất giúp tổ chức, doanh nghiệp phục hồi, tăng trưởng năng suất trong và sau dịch Covid-19 dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin là mục tiêu của Nhiệm vụ: “Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp phục hồi tăng trưởng năng suất trong và sau dịch Covid-19 thông qua hướng dẫn thực hành các giải pháp cải tiến năng suất chất lượng dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin”.

Chương trình do Viện Năng suất Việt Nam chủ trì phối hợp với Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam triển khai thực hiện.

Doanh nghiệp tự đánh giá, chuyên gia hỗ trợ

Dựa trên kinh nghiệm từ nghiên cứu đánh giá của các tổ chức trên thế giới, nhóm chuyên gia Viện Năng suất Việt Nam đã nghiên cứu và phát triển bộ công cụ đánh giá Cải tiến Năng suất gắn với Đổi mới sáng tạo- ViPA (Vietnam Innovation Productivity Assessment) nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp (DN) xác định hiện trạng quản trị DN, cải tiến năng suất tại DN, mức độ sẵn sàng cho chuyển đổi số; từ đó DN xây dựng lộ trình chuyển đổi theo hướng NĂNG SUẤT - ĐỔI MỚI SÁNG TẠO - CHUYỂN ĐỔI SỐ.

DN sử dụng bộ công cụ ViPA phục vụ cho tự đánh giá trực tuyến qua đường link http://vipa. vnpi.vn/ với 16 tiêu chí dựa trên 4 trụ cột cơ bản: (1) Quản trị doanh nghiệp; (2) Quản trị năng suất; (3) Nền tảng chuyển đổi số; (3) Sản xuất thông minh. Đã có gần 500 DN trong nước và một số DN thuộc các nước ASEAN và châu Á tham gia tự đánh giá và nhận được báo cáo trực tuyến bằng hình thức Biểu đồ trực quan, từ đó DN sẽ thấy được kết quả qua mức độ đối sánh với mức cao nhất.

 Ảnh minh họa.

Kết quả tổng quan cho thấy, một số DN tham gia khảo sát ViPA khi tự đánh giá trực tuyến ở trụ cột (1) Quản trị doanh nghiệp và trụ cột (2), Quản trị năng suất tự tin cho điểm đến mức độ 3 và mức độ 4. Ví dụ như khía cạnh “Sự lãnh đạo” hay “kiểm soát quá trình”. Khía cạnh liên quan tới “Văn hóa đổi mới và cải tiến”, có 30% số DN tự đánh giá ở mức độ 1 và 2, chỉ 6% tự đánh giá mức độ 5. Các khía cạnh khác như “kiểm soát quá trình”, “Quản lý hiệu suất” được đánh giá mức độ thấp. Điều đó cho thấy, mặc dù các DN vừa và nhỏ đã áp dụng các hệ thống quản lý cơ bản, công cụ cải tiến năng suất nhưng văn hóa đổi mới và cải tiến còn chưa được triển khai có hiệu quả.

Đối với trụ cột (3) Nền tảng chuyển đổi số và (4) Sản xuất thông minh, phần lớn các DN tự đánh giá ở mức độ 1 và 2. Khía cạnh “Quản lý hoạt động đổi mới sáng tạo” chỉ 9,6% DN đánh giá ở mức độ 4 và 3% tự đánh giá mức độ 5. Khía cạnh “ứng dụng công nghệ thông tin” để chuyển đổi số chỉ 12,6% tự đánh giá ở mức độ 4 và 6% tự đánh giá ở mức độ 5. Kết quả cho thấy, DN vừa và nhỏ cần có chiến lược, xây dựng lộ trình và chuyển đổi từng bước bắt kịp với xu hướng mới cũng như cần sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn trong thời gian tới. Nhóm chuyên gia tiến hành đánh giá trực tiếp tại DN theo 64 tiêu chí theo 5 cấp độ và phối hợp hướng dẫn cho DN về lộ trình hoàn thiện việc tiêu chuẩn hóa quá trình, tối ưu quá trình sản xuất, tiến tới chuyển đổi số và sản xuất thông minh.

Đổi mới phương thức hỗ trợ DN thông qua ứng dụng CNTT

Sản xuất kinh doanh của DN cần được triển khai đảm bảo yêu cầu của khách hàng. Trong bối cảnh vừa sản xuất vừa phòng dịch bệnh, nhiều DN phải bố trí giãn cách, làm việc từ xa. Do đó, các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 22000… cần được thực hiện tại DN một cách linh hoạt hơn, trực quan hơn và phối hợp áp dụng trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), cụ thể:

- Các bảng biểu kiểm soát kế hoạch sản xuất, điều độ sản xuất ở một số công ty đã được các chuyên gia tư vấn bố trí áp dụng theo nguyên tắc quản lý trực quan, dễ thấy, dễ theo dõi thông qua thu thập dữ liệu, ứng dụng linh hoạt phần mềm và bảng kiểm soát sản xuất điện tử, giúp việc quản lý cũng như ra quyết định kịp thời và chính xác hơn.

- Để tạo điều kiện cho các công ty có được cơ hội học trực tuyến trong bối cảnh giãn cách do Covid-19, mở rộng số lượng cán bộ nhân viên được giới thiệu về các hệ thống, công cụ, 30 clip bài giảng đã được xây dựng với các chủ đề khác nhau bao gồm: các hệ thống quản lý, công cụ cơ bản giúp DN nắm bắt và phục hồi hoạt động năng suất và chất lượng; giải pháp giúp DN từng bước tiếp cận chuyển đổi số và sản xuất thông minh;

 - 80 DN đã được lựa chọn để đánh giá tại chỗ, hỗ trợ tư vấn hệ thống hóa các quy trình, cải tiến và tối ưu hóa các quy trình sản xuất. Một số công ty đã bước đầu có kế hoạch cho chuyển đổi số, tổ chức đào tạo cho ban lãnh đạo, các cấp quản lý, lựa chọn giải pháp phần mềm, kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT, triển khai kết nối tầng IOT (Internet vạn vật) ở dưới nhà xưởng và hệ thống điều hành nhà máy sản xuất;

- Nhóm triển khai nhiệm vụ đã xây dựng phương án, thí điểm xây dựng phần mềm kết nối tổ chức/ DN, chuyên gia và đối tác cung cấp giải pháp CNTT giúp DN chuyển đổi số (ViPro). Các DN tham gia ứng dụng này có thể trao đổi trực tuyến, tiếp nhận thông tin tư vấn từ các chuyên gia về dự án đang được hỗ trợ, tìm hiểu thông tin về các công ty cung cấp giải pháp chuyển đổi số.

Ngăn chặn đường dây in sách giáo khoa giả quy mô lớn(VietQ.vn) - Mới đây, lực lượng chức năng đã phát hiện một đường dây in, gia công, tiêu thụ gần 3 triệu cuốn sách giáo khoa giả.

 

Nguyễn Thu Hiền - Phó Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang