Ứng dụng robot tự động hóa cho các dây chuyền trong nhà máy sản xuất ô tô

author 11:01 24/10/2015

(VietQ.vn) - Làm chủ công nghệ thiết kế dây chuyền ứng dụng robot vào các công đoạn hàn; thiết kế chế tạo công đoạn dây chuyền hàn sàn xe ben dùng robot với năng suất tối đa đạt đến 25.000 sản phẩm một năm khi đồng bộ được cả toàn bộ dây chuyền.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Triển vọng năng suất khi ứng dụng công nghệ hàn robot

PGS.TS Đoàn Quang Vinh và các cộng sự đã thành công trong việc đưa công nghệ hàn tự động robot vào sản xuất ôt tô và các ngành công nghiệp khác tại Việt Nam. Đề tài được triển khai với mục tiêu tạo ra được đội ngũ kỹ thuật có trình độ cao, làm chủ được công nghệ sản xuất tự động hiện đại và ứng dụng tích hợp robot trong dây chuyền tự động hóa.

Lâu dài sẽ tiến đến triển khai toàn bộ các công đoàn hàn tự động nhằm tăng năng suất, sản lượng, giảm độc hại, đồng đều chất lượng sản phẩm. Làm chủ công nghệ thiết kế dây chuyền ứng dụng robot vào các công đoạn hàn; thiết kế chế tạo công đoạn dây chuyền hàn sàn xe ben dùng robot với năng suất tối đa đạt đến 25.000 sản phẩm một năm khi đồng bộ được cả toàn bộ dây chuyền.

Nhóm đề tài đã tiến hành nghiên cứu trong toàn bộ quy trình hàn sàn thùng xe ben, các công đoạn từ trạm 2 đến trạm 4 là các công đoạn hàn chính, sử dụng 14 người với thời gian hoàn thành là 21 phút cho một sản phẩm. Đề tài tập trung nghiên cứu 3 công đoạn đầu tiên của quy trình hàn sàn thùng xe ben tại Công ty CP ô tô Trường Hải, ứng dụng robot hàn vào việc nâng cao khả năng tự động hóa tại 3 trạm này. Hệ thống phải có khả năng linh hoạt, đáp ứng được yêu cầu sử dụng cho nhiều loại sàn thùng xe ben khác nhau.

Có thể xác định rằng, hệ thống mà nhóm nghiên cứu đã thiết kế thực chất là một hệ thống sản xuất linh hoạt với sự tham gia của robot với các loại đồ gá, dụng cụ và phương tiện vận chuyển có thể hoàn hoàn thay đổi nhanh và tự động để đáp ứng cho các loại sản phẩm được sản xuất khác nhau nhưng có chung một quy trình công nghệ.

Đưa công nghệ hàn Rô bốt vào sản xuất ô tô tại Việt Nam sẽ giúp tăng năng suất vượt trội

Đưa công nghệ hàn robot vào sản xuất ô tô tại Việt Nam sẽ giúp tăng năng suất vượt trội. Ảnh minh họa

PGS.TS Vinh khẳng định, đây là lần đầu tiên tại Việt Nam đã thiết kế, chế tạo thành công hệ thống hàn tự động sử dụng robot. Kết quả này hoàn toàn có thể ứng dụng để thiết kế, chế tạo các hệ thống hàn tự động tương tự trong ngành chê tạo xe hơi cũng như các ngành công nghiệp khác. Hiện nay, kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng tại công ty Trường Hải và bước đầu mang lại hiệu quả cao.

Là đơn vị ứng dụng sản phẩm của đề tài, ông  Phạm Văn Tài, Phó Tổng Giám đốc công ty ô tô Trường Hải chia sẻ, sản phẩm của đề tài đã góp phần đưa công nghệ hàn tự động robot vào sản xuất ôt tô và các ngành công nghiệp khác tại Việt Nam. Đặc biệt đầy là đề tài nghiên cứu ứng dụng robot hàn vào dây chuyền tự động sản xuất ô tô là đề án duy nhất đến giờ mong muốn đạt đến mục tiêu tự động hóa trong ngành công nghiệp ô tô.

Ứng dụng công nghệ robot tại nhà máy Vinaxuki

Vinaxuki là công ty sản xuất ô tô đầu tiên của Việt Nam đưa rô bốt ABB vào quá trình tự động hoá tại nhà máy ở Đông Anh và Thanh Hoá. Tại đây, các rô bốt ABB được sử dụng trong quá trình dập, cắt plasma và laser. Vinaxuki hi vọng sẽ đẩy nhanh được quá trình sản xuất, mang lại những sản phẩm có chất lượng cao hơn theo tiêu chuẩn quốc tế.

Vinaxuki vừa hợp tác với ABB để xây dựng hệ thống rô bốt tự động hoá quá trình dập cho đến cắt plasma và laser để hoàn thiện từng chi tiết cho loại xe tải và xe con mới. Ông Bùi Ngọc Huyên – Tổng giám đốc Vinaxuki cho hay “Trong nhiều chuyến công tác ở các nước Châu Âu và Nhật Bản, tôi đã chứng kiến sự hiệu quả của việc ứng dụng rô bốt ABB trong quá trình sản xuất ô tô, điều này khiến tôi mong muốn đưa công nghệ rô bốt vào giúp tăng năng suất nhà máy của mình".

ABB cung cấp 9 con rô bốt loại IRB 6640 cho 2 dây chuyền dập để sản xuất các chi tiết của xe ô tô Vinaxuki. Sau khi những bộ được hình thành từ máy dập, chúng sẽ được đưa vào hệ thống rô bốt cắt plasma hay cắt laser. Rô bốt ABB IRB 6640 tích hợp với hệ thống laser để cắt các chi tiết thép mềm đồng thời vận chuyển các chi tiết vào và ra khỏi hệ thống cắt. Bên cạnh đó, hai rô bốt loại IRB2400 và IRB4400 tích hợp với nguồn cắt plasma để cắt các chi tiết bằng thép. 

Nguyễn Hương (T/h)


 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang