Ung thư tinh hoàn có phải kiêng ‘chuyện ấy?

author 16:21 14/08/2015

(VietQ.vn) - Mặc dù thoát khỏi bàn tay của tử thần tuy nhiên những quý ông sau khi chữa trị ung thư tinh hoàn đều có chung một lo lắng đó là “chuyện ấy” sẽ ra sao?

Các chuyên gia của Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt cho biết hầu hết tất cả những bệnh nhân sẽ phải trải qua những cảm giác tồi tệ khi bắt đầu lại cuộc sống sau điều trị, đặc biệt là vấn đề quan hệ tình dục.

Một trong những vấn đề đầu tiên trong chữa trị cho bệnh nhân ung thư đó là làm sao để cứu sống hoặc kéo dài đến mức tối đa thời gian sống cho bệnh nhân. Để có thể đạt được mục đích đó các phương pháp như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị sẽ được sử dụng (đồng thời hoặc đơn lẻ) và kết quả là bệnh được điều trị khỏi nhưng bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những tác dụng phụ không mong muốn. Một trong những ảnh hưởng các quý ông mắc UT tinh hoàn phải trải qua đó là gặp khó khăn trong việc khơi lại ham muốn tình dục.

Ung thư tinh hoàn có phải kiêng ‘chuyện ấy?

Ung thư tinh hoàn có phải kiêng ‘chuyện ấy?

Tại sao sau chữa trị bệnh nhân lại mất dần ham muốn?

Lý giải vấn đề này các chuyên gia tâm lý cho biết sau một thời gian điều trị bằng hóa chất và chống trọi với bệnh tật cơ thể của người đàn ông đã quá mệt mỏi, suy nhược dẫn đến những ham muốn trước kia cũng không còn mạnh mẽ như xưa. Đối với những bệnh nhân buộc phải tiến hàn phẫu thuật để cắt bỏ một phần của cơ quan sinh dục sẽ có tâm lý tự ti, mặc cảm về sự thiết hụt của bản thân dẫn đến ham muốn suy giảm.

Mặt khác nữa đó là tâm lý tự cho mình là gánh nặng của gia đình (đặc biệt là với người vợ) cũng là lý do khiến nhu cầu tình dục của các quý ông suy giảm nghiêm trọng. Những diễn biến tâm lý này không chỉ gặp ở những bệnh nhân điều trị UT tinh hoàn mà có thể thấy ở cả những bệnh nhân điều trị ung thư tuyến tiền liệt.

Cần làm gì để khắc phục tình trạng trên?

Trong đời sống vợ chồng thì quan hệ tình dục có vai trò vô cùng quan trọng chính vì vậy cần có phương pháp khắc phục tình trạng trên sớm nhất có thể. Để có thể giải tỏa được vấn đề này cần sự phối hợp cố gắng của cả bệnh nhân, gia đình đặc biệt là người vợ.

Người bệnh nên chủ động xóa bỏ những tâm lý mặc cảm, tự ti để bắt đầu cuộc sống mới.

Người thân nên thăm hỏi, động viên để bệnh nhân vượt qua những mặc cảm về bệnh tật của mình. Điều quan trọng nhất các cặp vợ chồng cần lưu ý đó là trao đổi thẳng thắn về những khó khăn đang gặp phải để cùng nhau đưa ra phương pháp khắc phục tốt nhất.

Trao đổi với bác sỹ chuyên khoa. Sự hỗ trợ của các bác sỹ chuyên khoa là điều vô cùng quan trọng. Trong trường hợp bạn muốn có con cần trao đổi cụ thể hơn với bác sỹ để có được những lời tư vấn cụ thể.

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang