Thói quen đứng uống nước lọc có thể gây tổn thương thận, tử vong

authorThanh Nhàn 09:30 31/05/2018

(VietQ.vn) - Nếu bạn nghĩ đơn giản một ngày uống đủ 2 lít nước là được thì bạn đã nhầm, uống nước đúng cách mới là yếu tố giúp phát huy hết tác dụng của nước.

Nước rất quan trọng với cơ thể. Nước chiếm phần lớn tỷ lệ trong cơ thể và giúp các cơ quan hoạt động một cách hiệu quả. Uống nước là phương pháp thải độc cơ thể tự nhiên và hiệu quả nhất qua tuyến mồ hôi và hệ bài tiết. Nước còn có khả năng giúp tăng cường trao đổi chất của cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm cân, đẹp da.

Trong điều kiện cơ thể bình thường, mỗi ngày cần cung cấp 40ml nước cho mỗi kg cơ thể, trung bình là từ 1,5 -2 lít nước. Nếu bị mất nước, cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, phản ứng chậm, cơ thể sẽ hấp thu lại tối đa lượng nước đã mất, khiến ruột già của bạn bị khô và dễ gây táo bón. Nếu cơ thể mất tới 20% lượng nước, sẽ dẫn tới tử vong.

 Uống nước đúng cách rất quan trọng

 Uống nước đúng cách rất quan trọng. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, không phải cứ đưa vào cơ thể 2 lít nước mỗi ngày là đã đảm bảo sức khỏe, uống thế nào cho đúng cách mới quyết định phần lớn hiệu quả của việc uống nước.

Không nên đứng khi uống nước

Các chuyên gia khuyến cáo, uống nước đạt hiệu quả cao nhất khi cơ thể trong trạng thái ngồi thư giãn, không nên đứng uống. Khi ngồi uống nước, cơ bắp và hệ thần kinh sẽ được thư giãn hơn là khi đứng. Điều này giúp cho hệ thống thần kinh của cơ thể nhanh chóng điều khiển cơ thể hấp tiêu hóa nước và các món ăn khác mà chúng ta đã ăn, tránh gây ra tình trạng khó tiêu.

Chưa kể khi đứng uống nước, thận sẽ không lọc nước được đúng cách. Các chất căn bã sau đó đi thẳng vào bàng quang và đi vào máu gây ảnh hưởng đến thận. Nếu quá trình này kéo dài sẽ gây suy thận, dẫn đến tử vong.

Một trong những tác hại khi đứng uống nước là gây viêm khớp. Bởi vì, khi chúng ta đứng uống nước sẽ làm phá vỡ cân bằng của các chất lỏng khác trong cơ thể, gây thiếu hụt chất dịch cho khớp và khiến tích tụ dịch tại một số khớp dẫn đến viêm khớp. Dấu hiệu viêm khớp sẽ xuất hiện ngay lập tức hoặc sau một thời gian khá dài.

Khi ngồi uống nước, hệ thống thần kinh giao cảm giúp các giác quan được nghỉ ngơi, thả lỏng và tiêu hóa dễ dàng so với đứng. Khi đứng uống nước, cơ thể ở trong trạng thái phải chống đỡ và gây căng thẳng cho hệ thần kinh.

Không uống nước đun lại nhiều lần

Nước đun đi đun lại nhiều lần sẽ xuất hiện một hàm lượng nhỏ các kim loại nặng không tốt cho sức khỏe như chì, cadimium, nitrat… khi nước đun đi đun lại nhiều lần, hơi nước bốc hơi nhiều lần dẫn tới hàm lượng các chất kể trên tăng lên. Khi hấp thu vào cơ thể sẽ có hại.

Tác dụng của uống nước trong mỗi khung giờ khác nhau

Tác dụng của uống nước trong mỗi khung giờ khác nhau. Ảnh Eva.vn

Không uống quá nhiều nước, đặc biệt trước và trong khi ăn

Nếu uống quá nhiều nước ngay trước khi ăn sẽ  khiến da dày đầy nước, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, bản thân bị no mất cảm giác thèm ăn. Theo các nghiên cứu, dạ dày chỉ nên chứa 25% là nước, 25% còn lại để dành không gian chứa thức ăn.

Nếu uống nước trong khi ăn cũng không phải là thói quen tốt. Bởi, nước sẽ làm cho dạ dày bạn bị đầy và nhanh no dù chưa ăn đủ khẩu phần mà cơ thể cần thiết.

Việc thiếu nước trong cơ thể sẽ rất nguy hiểm, nhưng nếu uống quá nhiều nước sẽ gây áp lực cho thận. Việc nước tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ pha loãng các chất điện giải trong máu, dẫn tới hạ natri. Cạnh đó lượng nước dư thùa có thể gây phù hoặc sưng não, nhất là chức năng hô hấp và kiểm soát cơ bắp. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra ngộ độc nước.

Đua nhau dùng phao cổ cho bé tập bơi, lợi không thấy toàn thấy hại(VietQ.vn) - Phao cổ cho bé tập bơi đang là món hàng được nhiều người săn tìm, thế nhưng trước khi quyết định mua, liệu các bậc phụ huynh đã lường hết được tác hại của nó?
Không uống nước ngay sau khi vận động nặng

Không uống nước ngay sau khi vận động nặng hay tập thể dục vì uống nước như vậy sẽ tạo áp lực cho tim và tác động tới tim. Tốt nhất, bạn nên uống chậm và uống thành ngụm nhỏ.

Vài lời khuyên khác:
- Uống đủ nước khi tập thể dục.
- Uống nhiều nước hơn khi bị ốm hoặc uống kháng sinh.
- Đừng chờ khi khát mới uống nước mà cần bổ sung nhiều lần trong ngày, đảm bảo lượng nước đưa vào cơ thể đủ 2 lít.

 Thanh Nhàn (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang