Uy lực của tên lửa chống hạm KCT-15 mà Nga có thể chuyển công nghệ cho VN

author 15:59 11/06/2016

(VietQ.vn) - Tập đoàn Tên lửa chiến thuật Nga (KTRV) cho biết hãng này đã cung cấp cho Việt Nam ba mẫu thiết kế của các phiên bản tên lửa.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Theo tin tức từ báo VnExpress, Defense-blog ngày 9/6 dẫn thông báo từ tập đoàn Tên lửa chiến thuật Nga (KTRV) cho biết hãng này đã cung cấp cho Việt Nam ba mẫu thiết kế của các phiên bản tên lửa khác nhau theo yêu cầu của Việt Nam.

Các tên lửa này sẽ được sản xuất tại Việt Nam bởi các công ty liên doanh giữa hai bên. Mặc dù chưa rõ tỷ lệ góp vốn của phía Việt Nam, nhưng số lượng tên lửa sản xuất rất lớn, với gần 3.000 tên lửa chống hạm KCT-15. Việt Nam cũng có quyền xuất khẩu các tên lửa này sang bất kỳ quốc gia nào có nhu cầu, giống như Ấn Độ có thể xuất khẩu tên lửa BrahMos.

Theo Defense-Blog, tên lửa KCT-15 có thiết kế bên ngoài rất giống với tên lửa chống hạm 3M24-E (Kh-35E) Uran-E của Nga. Vì vậy, rất có thể KCT-15 sẽ được áp dụng những công nghệ mới nhất của phiên bản Uran-UE như cơ chế dẫn đường bằng tham chiếu vệ tinh cũng như tối ưu hóa quỹ đạo bay, giúp tầm bắn của tên lửa tăng lên tới 260 km dù kích thước tên lửa và đầu đạn không thay đổi.

Có thông tin cho rằng tầm bắn của KCT-15 đã được nâng lên tới 300 km và mang theo đầu đạn 300 kg (so với tầm hoạt động 130 km và đầu đạn 145 kg của bản gốc), nên có thể tên lửa này sẽ có nhiều không gian để chứa nhiên liệu và đầu đạn hơn so với Uran-UE.

Tên lửa chống hạm KCT-15. Ảnh: Today News

 Tên lửa chống hạm KCT-15. Ảnh: Today News

Hai chuyên gia về quốc phòng tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS, Anh) đã có bài viết nhận xét rằng chương trình tự chế tạo tên lửa diệt hạm cùng dàn phóng của Việt Nam sẽ đẩy mạnh ngành công nghiệp quốc phòng trong nước, giúp thuận tiện trong việc cung ứng tên lửa cho hải quân, qua đó kéo giảm giá thành thay vì nhập nguyên chiếc.

Theo bài viết, Việt Nam là nước thứ hai ở châu Á – Thái Bình Dương sản xuất được tên lửa diệt hạm trên cơ sở mẫu tên lửa thuộc hệ thống Uran của Nga. Nước đầu tiên là Triều Tiên khi công bố clip chiếu cảnh thử nghiệm tên lửa “tự chế tạo” mà rất giống loại Uran.

Tuy nhiên khác với Triều Tiên, Việt Nam chế tạo tên lửa KCT 15 từ sự phối hợp và chuyển giao công nghệ từ Nga, dù chưa rõ là tự sản xuất hoàn toàn hay chỉ là lắp ráp giai đoạn cuối theo giấy phép, hay cả hai, theo bài viết. Bài viết của IISS cho rằng có thể Việt Nam đã nhận được công nghệ của Nga để sản xuất cả 3 phiên bản tên lửa diệt hạm và tầm bắn của KCT 15 là gấp đôi so tên lửa 3M24E hiện tại, tức gần 300 km, báo Thanh Niên đưa tin.

Hoa hậu quý bà Tuyết Nga là ai mà có thể lừa hàng chục tỷ dễ dàng?(VietQ.vn) - Hoa hậu quý bà Trương Thị Tuyết Nga mới được di lý từ Hà Nội vào TP HCM để chuẩn bị cho phiên xử dự kiến diễn ra ngày 14/6 vì tội lừa đảo.

Thu Huyền (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang