Vaccine COVID-19 của Nga và Trung Quốc chỉ đạt 40% hiệu quả do còn nhiều thiếu sót

author 11:35 01/09/2020

(VietQ.vn) - Liên quan tới vaccine COVID-19 của Nga và Trung Quốc, các chuyên gia y tế phương tây cho rằng vẫn còn khá nhiều sai sót.

Hiệu quả của vaccine COVID-19 của Nga và Trung Quốc vẫn nhiều nhược điểm

Cụ thể Reuters đưa tin, vaccine của Công ty dược phẩm Trung Quốc CanSino Biologics, là một dạng sửa đổi của virus adeno loại 5 (Ad5). CanSino Biologics hiện đang đàm phán với một số quốc gia để tiến hành tiêm chủng trước khi hoàn thành các thử nghiệm quy mô lớn. Trong khi đó, vaccine Sputnik V do Viện Gamaleya của Nga phát triển, được phê duyệt vào đầu tháng này cũng dựa trên Ad5 và virus adeno loại 2 ít phổ biến hơn.

Anna Durbin, một nhà nghiên cứu vaccine tại Đại học Johns Hopkins cho biết: “Ad5 làm tôi lo ngại vì rất nhiều người có khả năng miễn dịch với virus này. Tôi không chắc chiến lược của họ là gì, có lẽ nó sẽ không đạt được 70% hiệu quả mà có thể dừng lại ở 40%". Đây là con số chưa thể đạt tiêu chuẩn như mong đợi khiến nhiều người dè chừng sử dụng.

Vaccine được coi là biện pháp hữu hiệu để chấm dứt đại dịch COVID-19, vốn đã cướp đi sinh mạng của hơn 845.000 người trên toàn thế giới. Viện Gamaleya của Nga cho biết phương pháp tiếp cận 2 loại virus của họ sẽ giải quyết các vấn đề về miễn dịch Ad5. 

Vaccine của Nga và Trung Quốc vẫn còn nhiều nhược điểm gây ra nhiều lo lắng cho người dùng. Ảnh minh họa 

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm với vaccine dựa trên Ad5 chống lại nhiều loại bệnh nhiễm trùng trong nhiều thập kỷ, nhưng không có loại nào được sử dụng rộng rãi. Họ sử dụng virus vô hại làm “vật trung gian” để chuyển gen từ virus cần tiêu diệt vào tế bào người, thúc đẩy phản ứng miễn dịch để chống lại virus thực sự. Nhưng nhiều người đã có sẵn kháng thể chống lại Ad5, điều này có thể khiến hệ thống miễn dịch không tấn công virus SARS-CoV-2, khiến vaccine có thể trở nên vô dụng.

Một số nhà nghiên cứu đã chọn các virus hoặc các cơ chế khác để điều chế vaccine chống COVID-19. Đại học Oxford và AstraZeneca sử dụng virus adeno trên loài tinh tinh thay vì con người. Trong khi đó công ty Johnson & Johnson sử dụng Ad26, một chủng virus tương đối hiếm.

Tiến sĩ Zhou Xing, từ Đại học McMaster của Canada, đã làm việc với CanSino để điều chế vaccine dựa vào Ad5 cho bệnh lao. “Vaccine của Đại học Oxford có lợi thế hơn hẳn so với vaccine của CanSino", tiến sĩ Xing nhận định.

Tiến sĩ Hildegund Ertl, giám đốc Trung tâm vaccine Viện Wistar (Mỹ) cho biết: “Tôi nghĩ rằng vaccine sẽ chỉ có hiệu quả ở những người không có kháng thể với Ad5, nhưng con số này sẽ rất ít".

Các chuyên gia cho biết, khoảng 40% dân số ở Mỹ và Trung Quốc có lượng kháng thể cao do từng tiếp xúc với Ad5 trước đó. Ở châu Phi, con số này có thể lên tới 80%.

Vaccine ngừa Covid-19 vừa được Trung Quốc phê duyệt khẩn cấp hiệu quả ra sao?(VietQ.vn) - Mới đây, công ty công nghệ sinh học Sinovac đã được Chính phủ Trung Quốc phê duyệt khẩn cấp thêm vaccine Covid-19 tên gọi CoronaVac.

Cần phải tiêm 2 liều vaccine COVID-19

Liên quan tới nghiên cứu vaccine, tới nay, Chiến dịch thần tốc (Warp Speed) do chính quyền Tổng thống Trump phát động nhằm đẩy nhanh phát triển, sản xuất, phân phối vaccine Covid-19 đã hỗ trợ tài chính cho 6 hãng dược phẩm.

Trong đó, loại vaccine của hai hãng Moderna và Pfizer đang trong giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn. 60.000 tình nguyện viên tham gia đều được tiêm hai liều vaccine. Khoảng cách giữa hai đợt tiêm của Moderna là 28 ngày, Pfizer là 21 ngày.

Hãng AstraZeneca dự kiến bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3 trong năm nay. Trong giai đoạn một và hai trước đó, người dùng cũng được tiêm thử hai liều, cách nhau 28 ngày.

Tương tự, Novavax, dù chưa bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3, các khâu trước đó đều thử nghiệm hai liều vaccine mỗi lần. Việc một người cần hai liều vaccine nCoV không nằm ngoài dự đoán. Nhiều loại vaccine đang lưu hành, như tiêm phòng thủy đậu, viêm gan A ở trẻ nhỏ, ngừa zona ở người lớn đều yêu cầu hai liều. Thậm chí, trẻ em cần đến năm liều vaccine DtaP để bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà.

"Với vaccine hai liều, chúng ta phải tăng sản lượng gấp đôi so với tiêm đơn liều. Đây là vấn đề lớn cho chuỗi cung ứng", Nada Sanders, giáo sư quản lý chuỗi cung ứng tại Đại học Northeastern, cho biết. Bà nhấn mạnh mọi công đoạn trong chuỗi cung ứng cũng cần được đáp ứng gấp đôi. Chúng ta có thể tăng gấp đôi ống tiêm không? Rồi các lọ chứa, nắp lọ, kim tiêm, ta có thể tăng hai lần không? Nguồn nhân lực tham gia sản xuất, phân phối vaccine cũng cần gấp đôi, và đảm bảo tất cả các mắt xích hoàn thành kịp thời để không làm gián đoạn chuỗi cung ứng".

Sanders bày tỏ lo lắng nước Mỹ tới nay gặp rất nhiều vấn đề hậu cần khi đối phó với dịch Covid-19, gồm sự chậm trễ trong làm xét nghiệm, khó khăn trong cung cấp đồ bảo hộ cho nhân viên y tế. Hơn thế, Mỹ vốn đã thiếu vaccine Shingrix phòng zona ngay cả trước khi dịch Covid-19 bùng phát.

"Còn tồn tại rất nhiều điểm yếu trong chuỗi cung ứng này, rất nhiều. Nếu không giải quyết ngay lập tức, khả năng thất bại trong chương trình tiêm chủng là rất cao", bà cho biết.

Ngoài ra, thuyết phục tất cả công dân Mỹ đi tiêm chủng hai lần không dễ dàng. Trong một cuộc khảo sát thực hiện trong tháng 8, 40% người Mỹ nói rằng họ sẽ không tiêm vaccine, ngay cả khi việc tiêm chủng miễn phí và dễ tiếp cận.

Với những người mong muốn được tiêm chủng, phải tiêm vaccine vào hai lần khác nhau cũng là một trở ngại. Họ cần nhớ chính xác lịch tiêm chủng, nghỉ làm hai buổi, xếp hàng chờ đợi hai lần và rất có thể gặp lại các tác dụng phụ sau tiêm, như sốt, đau nhức cơ.

Giáo sư Nelson Michael, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Các bệnh Truyền nhiễm tại Viện Nghiên cứu Quân đội Walter Reed, cho biết có thể cân nhắc tới từng hộ gia đình tiêm vaccine cho người dân thay vì tổ chức các điểm tiêm chủng cần tập trung đông người.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang