Vai trò của ban ISO trong hệ thống Quản lý chất lượng

author 09:47 06/06/2014

(VietQ.vn) - Nhiệm vụ của Ban ISO là tổ chức chỉ đạo, triển khai, duy trì việc thực hiện xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO tại các đơn vị.

Sự kiện: Tư vấn ISO - Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015

Bất cứ khi xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng nào (ISO 9001, ISO 14000, ISO 21000,…) việc đầu tiên cần làm là xây dựng ban ISO. Bởi để có thể triển khai được hệ thống trong toàn bộ tổ chức cần phải có một bộ phận lãnh đạo và triển khai sau đó duy trì hiệu lực liên tục trong tổ chức, đồng thời triển khai các biện pháp để đảm bảo và nâng cao chất lượng.

Ban ISO có ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức ( ảnh minh họa)

Ban ISO có ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức ( ảnh minh họa)

Thành lập và thành phần ban ISO

Thành phần của Ban ISO thường là: Lãnh đạo, Các trưởng phòng/ Bộ phận trong Ban, các cán bộ nghiệp vụ đảm trách những hoạt động chính trong Ban.Bởi vì những vị trí này có tiếng nói trong tổ chức nên giúp cho việc triển khai dễ dàng hơn.

Ban ISO và Đảm bảo chất lượng là đơn vị chuyên trách, có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất và phối hợp cùng các đơn vị thiết lập, vận hành, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008, đồng thời triển khai các biện pháp để đảm bảo và nâng cao chất lượng, góp phần vào việc hoàn thành sứ mệnh và các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển tổ chức

Trưởng Ban (Thường là Giám đốc)

Tiếp nhận các báo cáo của Đại diện lãnh đạo, đưa ra các quyết định đường lối, quyết sách của công ty.

Trưởng ban ISO có quyền bổ nhiệm, bãi miễn các cán bộ trong Ban chỉ đạo chất lượng. Đảm bảo việc thực hiện thiết lập các chính sách, mục tiêu chất lượng tại các đơn vị.

Chỉ đạo việc cung cấp các nguồn lực cần thiết cho hoạt động của Ban và hoạt động của Hệ thống quản lý chất lượng. Tổ chức các đợt họp định kỳ của Ban lãnh đạo để xem xét sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng.

Đại diện lãnh đạo (Thường là Phó giám đốc)

 Đại diện lãnh đạo thay mặt Ban lãnh đạo và Trưởng Ban chịu trách nhiệm tổ chức điều hành các thành viên khác thực hiện dự án theo các kế hoạch triển khai đã thống nhất với Tư vấn và Ban lãnh đạo.  Đảm bảo các quá trình cần thiết của hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập, thực hiện và duy trì;

Tổ chức việc kiểm tra áp dụng, theo dõi tình hình thực hiện cải tiến/ khắc phục tại các đơn vị.

Hàng tuần báo cáo lên Ban lãnh đạo những kết quả thực hiện ISO, những nhu cầu cải tiến  để nhận những chỉ thị cần thiết.

Đảm bảo việc thúc đẩy toàn bộ cán bộ công nhân viên của Ban nhận thức được các yêu cầu của khách hàng và là đầu mối liên lạc giữa Ban lãnh đạo Ban với Tư vấn.

Đại diện lãnh đạo có quyền kiến nghị lên Lãnh đạo về các hoạt động cải tiến, thưởng phạt đối với các bộ phận trong Hệ thống quản lý chất lượng. Có quyền được tham gia các khóa học đào tạo do Ban tổ chức liên quan tới hoạt động quản lý chất lượng.

Thư ký Ban ISO

Thư ký ISO là đầu mối giao dịch giữa  Ban và bên tư vấn thường bố trí sắp xếp các công việc được triển khai trong quá trình triển khai hệ thống như: thông báo lịch làm việc, khảo sát, đào tạo. Ngoài ra còn thu thập và phân phối các tài liệu trong quá trình soạn thảo, thực hiện các công việc được ĐDLĐCL uỷ quyền để đảm bảo tiến độ và hiệu quả của dự án 

Các thành viên trong Ban (Thường là trưởng các phòng ban, bộ phận).

Có nhiệm vụ thực hiện các công việc theo kế hoạch, sự phân công của Ban chỉ đạo chất lượng; Đảm bảo việc thực hiện soạn thảo đúng tiến độ, chất lượng yêu cầu;  Đảm bảo việc tổ chức áp dụng ISO ngay trong các đơn vị mình phụ trách đúng tiến độ, đúng chất lượng; Có quyền kiến nghị lên Đại diện lãnh đạo về các hoạt động cải tiến, thưởng phạt đối với các đơn vị thuộc phạm vi mình phụ trách; Đối với các thành viên là Trưởng phòng, Ban , ngoài các trách nhiệm trên, còn có nhiệm vụ tổ chức việc lập kế hoạch triển khai ISO tại đơn vị mình. Và định kỳ hàng tuần báo cáo kết quả thực hiện lên Ban chỉ đạo chất lượng.

Sơ đồ của mẫu của một tổ chức áp dụng ISO ( Ảnh minh họa)

Sơ đồ của mẫu của một tổ chức áp dụng ISO ( Ảnh minh họa)

Nhiệm vụ của ban ISO

Thiết lập, vận hành, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong toàn tổ chức.

Lập chương trình, triển khai đánh giá nội bộ và họp xem xét của lãnh đạo. Chuẩn bị xếp lịch, hỗ trợ việc đánh giá chứng nhận và khắc phục các phát hiện của tổ chức chứng nhận NQA.

Điều tra hài lòng khách hàng (sinh viên, CBVC, doanh nghiệp) và phân tích dữ liệu để đề xuất giải pháp cải tiến QMS ISO 9001:2008.

Tư vấn và đào tạo IA, IC cho các đơn vị; đào tạo IB cho toàn tổ chức và đào tạo chứng chỉ ngắn hạn cho sinh viên và những người có nhu cầu về tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

Quản lý, lưu trữ hồ sơ tự đánh giá. Thường xuyên cập nhật các minh chứng theo các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của tổ chức.

Chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong việc cập nhật các thông tin, minh chứng của các đơn vị phục vụ cho việc kiểm định chất lượng.

Chuẩn bị nội dung, tài liệu cho các cuộc họp Hội đồng tự đánh giá. Giúp các ủy viên Hội đồng tự đánh giá thu thập thông tin và làm báo cáo.

Hướng dẫn và hỗ trợ các đơn vị thực hiện công tác tự đánh giá theo tiêu chí của tổ chức đề ra và triển khai thực hiện công tác đảm bảo chất lượng tại các phòng ban

Phối hợp với đoàn đánh giá ngoài trong việc thực hiện công tác kiểm định chất lượng đào tạo của tổ chức trong năm 2015.

Thực hiện các đề tài nghiên cứu về đảm bảo chất lượng của Tổ chức và liên kết hoạt động đào tạo.

Duy Trung


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang