Vận chuyển hàng lậu nóng những tháng cuối năm

author 09:25 30/10/2020

(VietQ.vn) - Trong công tác kiểm tra tình hình kinh doanh, vận chuyển hàng lậu trên địa bàn, Đội QLTT số 6 Lạng Sơn đã thu giữ 12 loại hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Cục Quản lý thị trường (QLTT) Lạng Sơn cho biết, thực hiện tăng cường kiểm tra, kiểm soát các phương tiện vận chuyển hàng hóa đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, Đội quản lý thị trường số 6 phối hợp với Đội 3 (PC 05) Công an tỉnh tiến hành kiểm tra xe ô tô 16 chỗ ngồi BKS: 29B-308.86 và đưa phương tiện về trụ sở Đội quản lý thị trường số 6 để kiểm tra theo quy định của pháp luật.

Lượng lớn hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu. Ảnh: Cục QLTT Lạng Sơn 

Tại thời điểm kiểm tra ông Lê Đức Hà, trú tại thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn là lái xe đã xuất trình cho Đoàn kiểm tra 01 tờ Hóa đơn bán hàng (liên 2, bản chính) ngày 23/10/2020 do hộ kinh doanh Lộc Thúy Hạnh có địa chỉ tại 179 Trục Chính, xã Tâm Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn là người bán hàng và phát hành hóa đơn; người mua hàng là bà Nguyễn Văn Mạnh có địa chỉ: Khối 2 phường Tam Thanh, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Để xác minh chính xác hơn, lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa vận chuyển trên xe gồm 12 loại hàng  hóa gồm các mặt hàng đồ dùng cá nhân và gia đình gồm: Phụ kiện may mặc, quần áo, túi xách nữ toàn bộ hàng hóa có nguồn gốc do Trung Quốc sản xuất.

Trị giá lô hàng ghi trên tờ hóa đơn là: 29.050.000 đồng. Đối chiếu hàng hóa thực tế với hóa đơn do lái xe xuất trình cho kết quả phù hợp. Tuy nhiên, thời điểm kiểm tra chủ sở hữu lô hàng chưa có mặt để làm việc, do vậy để xác định rõ nguồn gốc, chủ sở hữu hợp pháp của số hàng hóa sản xuất ngoài Việt Nam có trong xe ô tô và xác định hành vi vi phạm hành chính, Đội QLTT số 6 đã tạm giữ tang vật, phương tiện, để tiếp tục xác minh làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Buôn bán hàng hóa trôi nổi không rõ nguồn gốc sẽ bị phạt hành chính mức cao nhất(VietQ.vn) - Mới đây, lực lượng QLTT tỉnh Lạng Sơn phát hiện một chiếc xe tải vận chuyển 20 bao hàng hóa có dấu hiệu vi phạm về nguồn gốc nhập khẩu.

Trước đó, qua công tác nắm địa bàn và nguồn tin từ cơ sở báo tin cung cấp Đội Quản lý thị trường số 1 chủ trì phối hợp với Đội 389 tỉnh Lạng Sơn tiến hành kiểm tra xe ô tô biển kiểm soát 98B-027.90, do ông Nguyễn Văn Hiển, địa chỉ: Thôn Tân Thành, xã Phi Mô, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang điều khiển.

Tại thời điểm khám phương tiện ông Hiển là lái xe xuất trình tờ Hóa đơn bán hàng. Tuy nhiên, toàn bộ số hàng hóa thể hiện trên tờ hóa đơn nói trên có dấu hiệu nghi ngờ vi phạm về nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp, nên Đội quản lý thị trường số 1 đã tiến hành xác minh làm rõ và kết luận ông Đào Đình Cường – người phát hành hóa đơn đã có hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, trị giá toàn bộ số hàng hóa trên là 46.110.000 đồng.

Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ - CP được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 124/2015/NĐ - CP quy định: Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu

1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

k) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại Khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp:

a) Người vi phạm là người trực tiếp nhập hàng hóa;

b) Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;

c) Hàng hóa nhập lậu là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.”

An Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang