Về cuốn sách “Tại sao các quốc gia thất bại”

author 08:07 21/07/2013

(VietQ.vn)- Cuốn sách “Tại sao các quốc gia thất bại” (được NXB Trẻ dịch và phát hành lại tại VN) vừa mới ra đời đã gây tiếng vang lớn trong giới nghiên cứu kinh tế chính trị thế giới, giải thích những nguyên nhân dẫn đến sự thành công hay thất bại của những quốc gia dưới góc nhìn khoa học.

GS Jonathan London, nhà nghiên cứu tại Đại học Thành thị Hồng Kông, có cuộc chia sẻ với Chất lượng Việt Nam về chủ đề này:

<br>GS Jonathan London

GS Jonathan London

Theo ông, điều gì làm nên sự giàu có và thành công của một quốc gia?

Đây là một trong một số câu hỏi có từ lâu đời và là vấn đề trung tâm của các ngành khoa học xã hội, đặc biệt kinh tế học, xã hội học, và chính trị học. Tất nhiên chẳng có một trả lời nào ngắn gọn.

Các bạn hãy tìm đọc một cuốn sách thật thú vị và dễ đọc là “Tại sao các quốc gia thất bại?” của Acemogulu (MIT) và Robinson (Harvard). Đây là một cuốn sách rất hay và có nhiều câu hỏi sâu sắc cho Việt Nam. Dù còn có hạn chế, nhưng cuốn“Tại sao các quốc gia thất bại?” này nên được đón đọc. Ít nhất, nó cung cấp cho người đọc một “thấu kính” để phân tích sâu tình hình tại Việt Nam hiện nay.

Nhưng, đây là một sự giải thích giản đơn mà trên thực tế sự giàu có và thành công của một quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn quan hệ của mỗi một quốc gia với nền kinh tế chính trị thế giới.

Một định nghĩa của thể chế thật tuyệt vời và đơn giản: Những thể chế tốt nhất có thể được hiểu là “những luật chơi” của một xã hội nào đó. Những thể chế quan trọng vì nó định hình và hướng dẫn hành vi của con người. Và cuốn sách giải thích vai trò của những thể chế trong quá trình phát triển kinh tế qua một phân tích thể chế xuất sắc.

Hệ thống phúc lợi xã hội có liên quan gì đến hạnh phúc và thịnh vượng của một quốc gia không, thưa ông?

Khái nghiệm phúc lợi xã hội là một khái niệm phức tạp. Phúc lợi xã hội theo định nghĩa ở đây có nghĩa là wellbeing (hạnh phúc). Như vậy, phúc lợi xã hội có nhiều yếu tố khác nhau và mức độ “hạnh phúc” phụ thuộc vào nhiều biến số.

Một “hệ thống phúc lợi xã hội” là các chính sách xã hội của một nhà nước nào đó. Thế nhưng phải nhấn mạnh, phúc lợi xã hội phụ thuộc trực tiếp vào những nguyên nhân kinh tế của mỗi quốc gia.

Gần đây, nhiều người không nói nhiều về “hệ thống phúc lợi xã hội” vì nó chỉ là một phần… Toàn diện hơn là phải xem xét xem những thể chế phúc lợi xã hội của một nước nào đó có hiệu quả hay không? Trong đó, “hệ thống phúc lợi xã hội” (gồm các chính sách của nhà nước về giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, bảo hiểm...) cũng đóng một vài trò quan trọng. Theo sự hiểu biết này, thì một hệ thống phúc lợi xã hội có vài trò thiết yếu.

Jonathan London là giáo sư về kinh tế chính trị tại Khoa Quốc tế học và châu Á của ĐH Thành thị Hồng Công. Ông là Giám đốc Chương trình đạo tạo Thạc sĩ Khoa học về Nghiên cứu Phát triển và là thành viên chủ chốt của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học này.

Ở mỗi quốc gia, người trẻ đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển, vậy làm thế nào để tạo động lực cho họ cống hiến cho sự phát triển của Việt Nam?

Tôi xin trả lời câu hỏi này một cách ngắn gọn. Phải quyết tâm xây dựng và phát triển những năng lực lõi của mình. Và phấn đấu và đóng góp nhiệt tình vào việc xây dựng những thể chế tốt cho phép Việt Nam phát triển. Về vấn đề này tôi hi vọng có thể đề cập đến nhiều hơn trong một dịp tiếp theo.

Nhiều người khuyên Việt Nam nên học hỏi mô hình của các nước, ví dụ như Thụy Điển hay Singapore. Nhưng ông từng phát biểu rằng, Việt Nam có thể học hỏi từ mô hình thành công của Hồng Kông. Vì sao?

Tôi nói như thế với tính đa chiều. Hồng Kông không thể là mô hình cho quốc gia nào. Và chuyện lấy ‘mô hình’ từ một nước khác không phải là một ý khôn. Quan trọng là mình có thể học cái gì qua việc nhiên cứu và quan sát các nước khác trên thể giới. Trong bài viết về Hồng Kông tôi chỉ nêu một số cái Việt Nam nên học.

Xin cảm ơn ông!

Lê Thợ Cả ( thực hiện)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang