Nhiều nước trong khu vực đi thuê vệ tinh Việt Nam

author 06:15 01/10/2016

(VietQ.vn) - Việc ứng dụng cơ sở dữ liệu vệ tinh vũ trụ Việt Nam được triển khai và đến nay nhiều nước trong khu vực đi thuê vệ tinh Việt Nam.

Nhằm hoàn thành mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt trong Quyết định số 137/2006/QĐ-TTg ngày 14/6/2006 về Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020, ngày 30/9, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức buổi Hội thảo “Các thành tựu nổi bật về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ giai đoạn 2006 – 2015 và định hướng phát triển giai đoạn 2016 – 2020”, cùng sự tham gia của đại diện các Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, Viện Điện, Văn phòng Uỷ ban Vũ trụ...

Sau gần 10 năm triển khai Chiến lược, đến nay, việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đã được triển khai tại nhiều ngành, trong đó phát triển mạnh tại nhiều ngành, trong đó phát triển mạnh nhất ở các Bộ, cơ quan thành viên của Uỷ ban Vũ trụ Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, Bộ GTVT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an...).

Nằm trong lĩnh vực công nghệ Vũ trụ, việc ứng dụng các công nghệ nguồn khác cũng đã được triển khai với bề dày lịch sử từ những năm còn chiến tranh, cho đến nay, lấy nền móng cơ sở là chúng ta đã thu được nhiều kết quả khoa học và ngày càng hiểu biết nhiều hơn về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, sự đa dạng sinh học đặc thù của Việt Nam... từ đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ vũ trụ càng thuận lợi hơn và là cơ sở để từng bước đóng góp vào sự phát triển công nghệ vũ trụ trên thế giới.

Việc ứng dụng cơ sở dữ liệu vệ tinh vũ trụ Việt Nam được triển khai ở khắp các vùng miền tổ quốc, từ biên giới tới hải phận xa xôi... Ảnh: Trần Hoàng.

Bên cạnh đó, hầu hết các trường đại học trong toàn quốc chuyên ngành Khoa học tự nhiên, nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên môi trường, giao thông vận tải, quốc phòng... đều có đào tạo bộ môn viễn thám và sử dụng các ảnh vệ tinh quang học, vệ tinh môi trường, vệ tinh rada... trong đó, có tới hàng chục loại ảnh vệ tinh viễn thám được các quốc gia cung cấp miễn phí trên mạng internet.

Phát biểu tại buổi Hội thảo, ông Đoàn Quang Hoan – Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết: “Từ chỗ đi thuê vệ tinh, hiện nay, Việt Nam đã sở hữu một dung lượng vệ tinh khá lớn và nhiều nước trong khu vực đã thuê lại, trong đó phải kể đến Lào, Thái lan, Myanmar...

Bác sỹ BV Bạch Mai kể về số lần nhân viên y tế phải rửa tay mỗi ngày(VietQ.vn) - Vệ sinh tay trong môi trường bệnh viện là biện pháp hữu hiệu trong việc phòng ngừa, kiểm soát nhiễm khuẩn, làm hạn chế nguồn lây nhiễm bệnh tật.

Việt Nam đang đầu tư sở hữu nhiều thiết bị vũ trụ như: Vệ tinh thông tin truyền thông Vinasat-1 và 2 do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý; Vệ tinh quan sát Trái đất Vnredsat-1 do Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam quản lý; Trạm thu mặt đất ảnh vệ tinh Spot do Bộ TN&MT quản lý; Hệ thống quan sát tàu cá, ngư trường, nguồn thuỷ lợi hải sản bằng công nghệ vệ tinh Movimar do Bộ NN&PTNT quản lý...

Bên cạnh đó là hệ thống các phòng thí nghiệm cơ bản là nền móng của công nghệ vũ trụ như Vật liệu, Y sinh, Công nghệ sinh học, Vật liệu nano... được hình thành từ những năm 1980 đến nay”.

Về tình hình hợp tác đa phương và song phương giữa Việt Nam và quốc tế, TS Doãn Hà Thắng -Văn phòng Uỷ ban Vũ trụ cho hay: “Việt Nam đã tham gia chính thức và tham dự các phiên họp thường niên tại Uỷ ban của Liên Hợp quốc về sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hoà bình. Song, các cơ quan vũ trụ trực thuộc chính phủ của các quốc gia hàng đầu trên thế giới đã đến Việt Nam và mong muốn mở rộng hợp tác như Roscosmos  của Liên Bang Nga, Nasa của Hoa Kỳ... và mong muốn, sớm hoàn thành các mục tiêu trong “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020”.

Trần Hoàng 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang