Rò khí amoniac khiến 3 người nguy kịch, chó, gà, lợn chết hàng loạt: Amoniac độc thế nào?

author 09:28 11/10/2017

(VietQ.vn) - Khí Amoniac là gì và tại sao lại có thể khiến 3 người nhập viện, chó gà lợn chết hàng loạt?

Mới đây, vụ rò rỉ khí amoniac nghiêm trọng xảy ra lúc 8h30 giờ sáng 10/10 ở ấp 2, xã An Phú Tây, H.Bình Chánh, TP.HCM khiến 4 người bị thương, trong đó 3 người nguy kịch; cây xanh héo úa, gia súc và gia cầm chết hàng loạt.

Vụ việc khiến nhiều người đặt câu hỏi khí Amoniac là gì và nó độc đến như nào mà hậu quả gây ra lại nặng nề như vậy.

Theo Motthegioi, Amoniac là một hợp chất vô cơ có công thức phân tử NH3. Ở điều kiện tiêu chuẩn, Amoniac là một chất khí độc không màu, có mùi khai rất khó chịu, tan nhiều trong nước. Trong tự nhiên, Amoniac sinh ra trong quá trình bài tiết và thối rữa xác sinh vật. Nếu hít nhiều amoniac sẽ bị bỏng đường hô hấp (rát cổ họng). Con người ngửi amoniac lâu có thể bị chết.

vi-sao-khi-amoniac-khien-3-nguoi-nguy-kich-cho-ga-lon-chet-hang-loat

 Các nạn nhân nhập viện trong vụ rò rỉ khí Amoniac. Ảnh: Moththegioi

Thuật ngữ Amoniac có nguồn gốc từ một liên kết hoá học tên clorua ammoni, được tìm thấy gần đền thời thần Mộc tinh Ammon ở Ai Cập.

Người đầu tiên chế ra Amoniac nguyên chất là nhà hoá học Dzozè Prisly. Ông đã thực hiện thành công thí nghiệm của mình vào năm 1774 và khi đó người ta gọi Amoniac là chất khí kiềm.

Trong không khí có một lượng Amoniac không đáng kể sinh ra do quá trình phân rã của động vật và thực vật. Ngoài ra, trong nước mưa cũng có chứa một lượng amoniac không lớn. Người ta thường chế ra amoniac để dùng cho ngành công nghiệp bằng phương pháp nhân tạo.

Trong thành phần của Amoniac có azốt và hyđrô. Khi hai chất này liên kết với nhau sẽ tạo ra Amoniac. Người ta lấy azốt từ không khí, còn hyđrô từ nước. Hai thành phần này được sấy khô, hâm nóng và nén, sau đó chất hỗn hợp này được cho qua các liên kết muối khác nhau và kết quả có được Amoniac.

Amoniac nặng gần bằng nửa không khí. Sau khi nén và làm lạnh, Amoniac sẽ biến thành chất lỏng giống như nước nhưng sôi ở nhiệt độ -33,34 °C. Khi bị nén xong, Amoniac sẽ bay hơi. Lúc này, nó hấp thụ nhiều nhiệt.

Chia sẻ với Zing, PGS Trần Hồng Côn, khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, ammoniac (NH3) là một trong những loại khí độc rất nguy hiểm. Ở nhiệt độ phòng, amoniac là khí không màu, có mùi hăng khai và nhẹ hơn không khí, dễ dàng hòa tan trong nước.

“Khí amoniac thường bị nén dưới dạng lỏng khi ra tiếp xúc với không khí sẽ chuyển thành hơi. Ở dạng hơi nồng độ của nó sẽ rất cao. Vì vậy, những tai nạn về amoniac rất nguy hiểm bởi tốc độ lan rộng của hơi nhanh và ngưỡng gây độc từ tỉnh táo tới hôn mê rất hẹp. Một người vừa nhận thấy có biểu hiện cay mắt đã có thể chuyển sang trạng thái hôn mê khi tiếp xúc ở nồng độ cao”, PGS Côn cho biết.

Như vậy, mức độ nguy hiểm của khí amoniac đối với cơ thể phụ thuộc vào đường tiếp xúc cũng như liều lượng và thời gian. Ở nồng độ cao, khí này có thể ngay lập tức gây phỏng da, mắt, mũi, họng, đường hô hấp, thậm chí dẫn đến mù, tổn thương phổi và tử vong. Hít phải amoniac nồng độ thấp hơn sẽ gây ho, kích ứng mũi, họng, nuốt vào cơ thể gây bỏng miệng, họng và dạ dày.

Vượt iPhone X, Galaxy Note 8 được người dùng yêu thích nhất(VietQ.vn) - Vượt qua iPhone X, Samsung Galaxy Note 8 là mẫu điện thoại được người dùng yêu thích nhất trong một cuộc thăm dò độc lập.

Khi xâm nhập vào người, NH3 tác dụng với nước trong cơ thể tạo thành amoni hydroxit. Hóa chất này có tính ăn mòn và làm tổn thương tế bào. Các mô tổn thương lại bị thoát dịch sẽ làm biến đổi amoniac thành amoni hydroxit tiếp tục gây phỏng da, mắt, đường hô hấp, tiêu hóa. Chất này còn phá hủy các nhung mao và niêm mạc đường hô hấp là những cơ quan bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Các tổn thương ở đường hô hấp có thể dẫn tới bệnh phổi mạn tính.

Lâm Anh (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang