Vì sao nhà máy này nợ 'khủng', Chính phủ vừa phải trả nợ thay 97 triệu USD?

author 16:35 22/05/2019

(VietQ.vn) - Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam vướng vào nợ 'khủng' không có khả năng chi trả, khiến Chính phủ vừa phải ứng 97 triệu USD để trả nợ thay.

Báo điện tử Vnexpress thông tin, Chính phủ vừa có báo cáo về tình hình nợ công năm 2018 gửi Quốc hội. Theo báo cáo này, năm 2018, Quỹ tích luỹ trả nợ của Chính phủ đã ứng 7,61 triệu euro (khoảng 8,13 triệu USD) cho Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) để trả nợ cho Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam. Như vậy, tổng số tiền Quỹ này đã ứng trả nợ cho dự án lên 82,6 triệu euro (khoảng 97 triệu USD). Tuy nhiên, tới cuối năm 2018, Bộ Công Thương và Tổng công ty Giấy Việt Nam vẫn chưa thể xử lý xong tài sản dự án để thu hồi.

Nhà máy bột giấy Phương Nam là một trong 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành Công Thương và được đánh giá có tương lai "mù mịt" nhất. Dự án trước đây do Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – Vận tải thuộc Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, nay đã chuyển giao cho Vinapco.

vi-sao-nha-may-nay-no-khung-chinh-phu-vua-phai-tra-no-thay-97-trieu-usd

 Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam hoạt động không hiệu quả. 

Dự án có khó khăn về tài chính không trả nợ các kỳ từ 2008 đến nay. Đến cuối 2017, dự án vay 75 triệu USD từ Quỹ Tích lũy để trả nợ, và tăng lên 89 triệu USD vào tháng 9/2018. Thủ tướng đã chỉ đạo dừng đầu tư dự án và giao Bộ Công Thương bán thanh lý tài sản nhưng sau 3 lần rao vẫn không ai mua.

Cuối năm 2018, Vinapaco cùng đơn vị tư vấn định giá lại dự án này và đã trình Bộ Công Thương phê duyệt để bán đấu giá lần thứ tư, dự kiến vào quý II năm nay.

Theo Dân Trí, dự án nhà máy bột giấy Phương Nam do Công ty TNHH một thành viên Phát triển công nghiệp và Vận tải (Tracodi) làm chủ đầu tư, khởi công năm 2004, tuy nhiên đến tháng 6/2008 thì dừng thi công do thiếu vốn.

Tháng 6/2009, dự án được chuyển giao từ Tracodi sang Tổng công ty Giấy Việt Nam. Sau khi tiếp nhận, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã tiến hành lập báo cáo điều chỉnh tăng vốn lên 3.409,9 tỷ đồng.

Sau đó, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã đưa dây chuyền vào chạy thử. Tuy nhiên, khi chạy thử, dây chuyền gặp sự cố, do đó, từ tháng 10/2012 đến nay, dự án dừng hoạt động.

Theo báo cáo, tính đến ngày 31/12/2015, tổng chi phí đầu tư vào dự án là 2.636 tỷ đồng, tính đến cuối năm 2016, tính cả lãi suất phải trả, tổng nợ phải trả lên tới 2.695 tỷ đồng.

Báo điện tử Chính phủ dẫn lời một chuyên gia trong ngành giấy cho biết, “cái chết” của Nhà máy Bột giấy Phương Nam là sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu cây đay, không phù hợp với công nghệ, dây chuyền, máy móc. Khi thử nghiệm, người ta đưa đay trồng ở Long An vào thì máy không hoạt động được. Bên cạnh đó, nguyên nhân khiến nhà máy này phải “đắp chiếu” được giải thích là do Công ty TNHH một thành viên Phát triển công nghiệp và Vận tải (Tracodi – tên giao dịch ở thời điểm đó là Công ty Đầu tư Phát triển Giao thông vận tải thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6) – một đơn vị hoàn toàn xa lạ với lĩnh vực giấy thiếu năng lực, kinh nghiệm.

Ngăn chặn kịp thời lượng lớn tôm càng đỏ nhập lậu(VietQ.vn) - Hải Quan Lào Cai mới đây đã phát hiện và tiến hành thu giữ lượng lớn tôm càng đỏ (tôm hùm đất) nhập lậu.

Sau khi chuyển về chủ đầu tư mới là Tổng công ty Giấy Việt Nam, dự án cũng không làm tốt khâu rà soát, đánh giá tình trạng, không lường hết những khó khăn về công nghệ, khả năng cung cấp nguyên liệu…

Thu Hà (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang