Cá chim trắng mang phóng sinh ở sông Hồng gây tranh cãi có nguy hiểm không?

authorVũ Sơn 06:27 12/02/2017

(VietQ.vn) - Cá chim trắng nước ngọt tên khoa học là Clossoma brachypomum có nguồn gốc từ sông Amazon, Nam Mỹ. Có đặc điểm là ăn tạp, lớn nhanh, chịu được nồng độ oxy thấp nên đã được đưa về Việt Nam nuôi làm thực phầm từ khá lâu.

Mới đây, tại bến nước sông Hồng khu vực trước cửa đình làng Bát Tràng, Hà Nội đã tổ chức phóng sinh rất nhiều loài cá trong đó có cá chim trắng Clossoma brachypomum. Việc này đã gây nên tranh cãi rằng cá chim trắng được phóng sinh có phải là loài ngoại lai gây hại hay không? Phóng viên Chất lượng Việt Nam đã tìm hiểu về loài cá này và sự thật không như đồn đoán.

Trao đổi với thạc sỹ thủy sản Lê Anh Thủy, hiện đang công tác tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, được biết, năm 1997, Công ty Vật tư Cá giống Trung ương (Bộ Thủy Sản) đã nhập cá Chim trắng từ Trung Quốc về nuôi thử tại Trại cá Sông Cầu. Sau đó qua con đường tiểu ngạch, nhiều tỉnh đã nhập cá bột, cá hương Chim trắng về nuôi, phát triển tốt. Từ đó, cá thịt Chim trắng xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường nước ta.

viec-phong-sinh-ca-chim-trang-ra-song-hong-chuyen-gia-noi-gi

Cá chim trắng nước ngọt Clossoma brachypomum. Ảnh wikipedia

Cá Chim trắng sống và phát triển tốt ở tất cả các vùng nước, độ pH của nước từ 5-8, hàm lượng oxy trong nước thấp đến 2 mg/l cá vẫn sống. Cá Chim trắng có tốc độ lớn khá nhanh. Thời kỳ từ cá mới nở (cá bột) ương lên cá hương sau 30 ngày ở mật độ 100con/m2 cá đạt chiều dài 3 - 3,5 cm, trọng lượng cá thể trung bình 0,8 gam/con. Năng suất cá hương đạt 500 kg/ha/30 ngày. Tỷ lệ sống từ cá bột lên cá hương đạt 52%. Thời kỳ từ cá hương (3 -4 cm) ương thành cá giống, mật độ ương 15 con/m2, sau 45 ngày cá đạt trọng lượng cá thể trung bình 25 gam/con.

Hoàn tất đổi mã vùng điện thoại, thông tin liên lạc thông suốt(VietQ.vn) - Sau khi tiến hành chuyển đổi mã vùng điện thoại theo kế hoạch, thông tin liên lạc tại các tỉnh theo mã vùng mới đã hoàn toàn thông suốt.

Năng suất ương giống đạt 3 tấn/ha/45 ngày. Tỷ lệ sống từ cá hương lên cá giống đạt 80%. Đối với cá thịt, nếu nuôi ghép 5 - 7% cá Chim trắng trong các ao nuôi chung với các loài cá khác, tỷ lệ sống của cá Chim trắng là 100%, với tốc độ lớn là 1,2 - 1,5 kg sau 6 tháng nuôi. Nếu nuôi riêng cá Chim trắng với mật độ 2 con/m2, cỡ giống thả 4 cm, cho ăn thức ăn công nghiệp, tỷ lệ sống đạt 70%, trọng lượng bình quân khi thu hoạch là 0,8 kg/con. Năng suất cá thịt đạt 11 tấn/ha/10 tháng. Cá nuôi 2 năm đạt 3- 4 kg, cá 3 tuổi có con nặng 5 kg.

Cá Chim trắng ăn tạp và phàm ăn. Chúng có bộ răng cửa rất cứng và sắc nên nhiều người lầm đó là loài cá dữ, nhưng thực chất lại hiền lành, chậm chạp. Một số người nuôi đã để lẫn chúng sang ao cá Mè, Trôi, Trắm nhưng không thấy chúng ăn cá con. Cá Chim trắng ăn các loài phù du sinh vật, các loại hạt ngũ cốc, các loại rau củ quả, chúng ăn cả lá bí, lá mướp, xác động vật chết, các loại phế phẩm của lò mổ.

Khi nuôi công nghiệp với mật độ cao chúng ăn thức ăn chế biến là chính. Trong các ao nuôi ghép có hiện tượng cá Chim trắng thiếu ăn nên gặm vây đuôi cá Mè, Trôi, Trắm, nhưng nếu nuôi ghép cá Chim trắng với cá Rô phi đơn tính thì không có tình trạng này. Mức tiêu tốn thức ăn khi nuôi bằng thức ăn viên là 1,8 - 2kg thức ăn/1 kg cá thịt, tương đương với mức tiêu tốn thức ăn của cá Rô phi.

viec-phong-sinh-ca-chim-trang-ra-song-hong-chuyen-gia-noi-gi

 Hình ảnh phóng sinh cá chim trắng. Ảnh: Vietnamnet

Cá Chim trắng dễ bị đánh bắt do hiền lành, chậm chạp. Ngay mẻ lưới đầu tiên có thể thu 90% số cá trong ao. Có lẽ do đặc điểm này nên trong các ao nuôi ghép chúng không gây áp lực cạnh tranh cho các loài cá khác. Là loài cá nằm trong danh mục giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh. Loài này khác với loại cá chim trắng ngoại lai xâm hại, tên khoa học Piaractus brachypomus.

Như vậy, có thể thấy rắng, loài cá trên đúng là sinh vật ngoại lai, nhưng không thuộc loại nguy hiểm đến độ tiêu diệt hệ sinh thái bản địa như nhiều người lo ngại, nhiều hộ dân đã nuôi trong ao hồ từ trước đến nay. Tuy nhiên, do thịt cá chim trắng nước ngọt không ngon nên các hộ dân bây giờ ít nuôi hơn trước kia.

Vũ Sơn

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang