Viễn cảnh phát tài nhờ hạt mắc ca 'tỷ đô'

author 16:14 03/02/2015

(VietQ.vn) - Hiện nay, 1ha mắc ca giá trị đạt tới 2.000 - 3.000 USD. Nếu xét về giá trị kinh tế, không có loại cây nào đủ sức cạnh tranh với mắc ca. Vì vậy, cây mắc ca xứng đáng là sự lựa chọn cây trồng xóa đói giảm nghèo.

Nhu cầu tiêu thụ hạt mắc ca của thị trường

Theo tin tức mới nhất từ Thời báo tài chính Việt Nam, mắc ca được mệnh danh là "hoàng hậu" quả khô, bởi giá trị dinh dưỡng vượt trội, cũng như mùi vị rất đặc trưng. Theo thống kê của Hiệp hội Quả hạch và hoa quả sấy thế giới (INC), năm 2012, tổng sản lượng mắc ca (sản phẩm nguyên liệu) toàn thế giới đạt trên 145.000 tấn về lượng và đạt khoảng 728 triệu USD về giá trị. Tốc độ tăng trưởng của thị trường từ năm 2006 đến nay tăng trung bình từ 10-15%/năm.

Ở thời điểm hiện tại, giá 1 kg nhân hạt mắc-ca sản xuất trong nước lên tới 700 nghìn đồng/kg, tương đương 33,33 USD/kg. Trong khi, giá nhân hạt mắc-ca nhập khẩu từ Úc là 950 nghìn/kg, tương đương 45,24 USD/kg, cao hơn 36%.
Sở dĩ như vậy là do sản xuất trong nước còn manh mún, nguồn cung thấp, chất lượng chưa đạt chuẩn quốc tế như mắc-ca của Úc, báo Vneconomy đưa tin.

Hiện giá 1 kg nhân hạt mắc-ca sản xuất trong nước lên tới 700 nghìn đồng/kg, tương đương 33,33 USD/kg

Hiện giá 1 kg nhân hạt mắc-ca sản xuất trong nước lên tới 700 nghìn đồng/kg, tương đương 33,33 USD/kg

 

Phân tích tổng quan, ông Nguyễn Trí Ngọc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây cho biết, nhu cầu thị trường toàn thế giới đến 2020 cần khoảng 220 nghìn tấn nhân, tương đương 650 nghìn tấn hạt vỏ; trong khi nhu cầu đáp ứng đến thời điểm đó chỉ đáp ứng được 25 - 30%.

Sự quan tâm của các nhà đầu tư với hạt mắc ca

Sau một thời gian triển khai sản xuất, vào tháng 6/2014 Công ty Cổ phần thương mại Đầu tư và phát triển công nghệ quốc tế (IDT) mới chính thức giới thiệu ra thị trường 4 sản phẩm nhân mắc ca cao cấp. Ông Phạm Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT IDT cho biết, do hạt mắc ca thu hoạch trong nước không đáng kể nên các sản phẩm của IDT  đều được chế biến chủ yếu từ hạt mắc ca nhập khẩu của Australia. 

Do vậy ngoài việc phát triển các sản phẩm chế biến từ nhân mắc ca, hiện nay IDT cũng đang triển khai dự án trồng gần 4.000 ha giống cây này tại Điện Biên. Ông Hải kỳ vọng đây sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào cho thị trường trong nước và xuất khẩu trong vài năm tới thay vì phải nhập nguyên liệu mắc ca từ nước ngoài, theo thông tin từ báo Vnexpress.

Về phát triển nguồn giống cây hiện có, Công ty CP Vinamacca - đơn vị tiên phong trong việc phát triển cây giống và canh tác tại Tây Nguyên, kế đó là Trung tâm giáo dục tỉnh Sơn La, Công ty giống cây trồng Ba Vì, Công ty cổ phần mắc ca Điện Biên... Ở khâu chế biến, ngoài IDT thì các sản phẩm nhân mắc ca của Công ty Chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai (Donafood) đã xuất khẩu đi nhiều nước với giá 15-18 USD một kg. Tuy không liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nhưng Ngân hàng Bưu điện Liên Việt cũng rất quan tâm đến cây mắc ca. Với gói tín dụng 10.000 tỷ đồng, ngân hàng này đang rất tích cực dành nhiều ưu đãi cho nông dân.

Mắc ca sẽ đem lại sự phát triển cho Tây Nguyên

Các chuyên gia nước ngoài khảo sát ở khu vực Tây Nguyên thì thấy Lâm Đồng là nơi trồng lý tưởng nhất, bên cạnh một số huyện ở các tỉnh lân cận. Chính vì mắc-ca rất “kén” điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu nên đó lại là lợi thế so sánh của Việt Nam. Điều này cũng lý giải vì sao hạt mắc-ca có giá trị lớn, đã được ưa chuộng trên thế giới hàng chục năm nay nhưng chưa bao giờ cung đủ cầu.

Cây mắc ca rất phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng Tây Nguyên

Cây mắc ca rất phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng Tây Nguyên

Ông Huỳnh Ngọc Huy, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Việt cho rằng, trên thế giới hiện nay mới chỉ có Nam Phi và Úc là hai cường quốc mắc-ca. Trong khi đó, mặc dù Việt Nam khá thuận lợi về điều kiện tự nhiên nhưng lâu nay do quy mô sản xuất theo hộ nên phần lớn chỉ để cung cấp cây giống, hạt giống và hoàn toàn chưa xuất hiện mô hình sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị: sản xuất, chế biến, phân phối.

Mắc ca cho doanh thu lớn hơn, trong khi chi phí cho phân bón và chăm sóc thấp hơn trồng cà phê (không quá 50.000 đồng/cây/năm, hiệu quả kinh tế gấp 5 lần). Theo đánh giá của ông Nguyễn Trí Ngọc, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây, Việt Nam có nhiều điều kiện để có thể trở thành cường quốc về mắc ca, mở ra cơ hội vô cùng lớn cho nông nghiệp Việt Nam.

Thái Hà


 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang