Việt Nam - Phần Lan: Đổi mới sáng tạo hỗ trợ phát triển kinh tế

author 15:17 20/06/2013

(VietQ.vn) - Sau 3 năm triển khai, giai đoạn 1 chương trình đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan (IPP) đã kết thúc với những kết quả khá ấn tượng.

Ngày 20/6, tại Bộ KH&CN đã diễn ra hội nghị tổng kết giai đoạn 1 chương trình đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan. PGS- TS. Trần Quốc Thắng, Giám đốc Chương trình Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan cho biết, hiện nay Chương trình IPP đang hỗ trợ chừng 60 dự án trong bốn hợp phần là xây dựng môi trường thể chế; Tăng cường năng lực về quản lý KH&CN và ĐMST ; Hỗ trợ quá trình đổi mới và quan hệ đối tác nhà nước-tư nhân  và tăng cường quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Phần Lan.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân chủ trì hội nghị.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân chủ trì hội nghị.

Trong những năm qua, Phần Lan có quan hệ hợp tác chặt chẽ và dành nhiều ODA cho Việt Nam. Bản ghi nhớ hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và Phần Lan ký 2008, các chương trình hợp tác KH&CN được hình thành, trong đó có IPP. IPP được bắt đầu xây dựng từ 2008 và chính thức được ký kết 7/2009. Ngân sách được duyệt ban đầu là 3,38 triệu EUR (trong đó, Việt Nam đóng góp 11%). Thời gian thực hiện giai đoạn 1 từ năm  7/2009- 6/2013. Dự án được tập trung triển khai tại 6 thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ  và 2 tỉnh Lâm Đồng và An Giang.

Dự án được thực hiện với mục tiêu rất cụ thể là tới năm 2020, Việt Nam sẽ là một nước công nghiệp có thu nhập trung bình với nền kinh tế tri thức và Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia hỗ trợ tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Giai đoạn 1 của dự án sẽ hướng tới mục tiêu hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia được tăng cường về năng lực và khả năng và thông qua các quan hệ đối tác giữa lĩnh vực nhà nước- tư nhân tạo điều kiện cho Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia đóng góp nhiều hơn cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Một sản phẩm nằm trong dự án IPP được trưng bày tại lễ tổng kết.
Một sản phẩm nằm trong dự án IPP được trưng bày tại lễ tổng kết.

Sau 3 năm triển khai giai đoạn 1, dự án đã thu được một số kết quả ấn tượng. Các công tác quản lý tài chính đã thực hiện theo đúng các qui định của Việt Nam và Phần Lan. Tổ chức thành công 14 cuộc họp định kỳ của Ban chỉ đạo và các hoạt động PMU. Dự án đã hỗ trợ quá trình đổi mới và quan hệ đối tác trong hợp phần 3 là  cho 30 tiểu dự án, tập trung nâng cao hiệu quả kết nối trong hệ thống ĐMST quốc gia dựa trên mô hình đối tác ‘Ba nhà’ Nhà nước – Doanh nghiệp – Nhà khoa học. Đối với hỗ trợ quan hệ đối tác Việt Nam - Phần Lan trong hợp phần 4, Dự án đã hỗ trợ 10 tiểu dự án. Có gần 8 công ty Phần Lan tham gia, tập trung trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ sạch và đào tạo sau đại học.

Tuy nhiên, để dự án hợp tác giữa Việt Nam – Phần Lan đạt kết quả tốt hơn trong những giai đoạn tiếp theo, KS. Nguyễn Đoàn Thăng, cho rằng dự án cần có cơ chế, chính sách ưu tiên và hỗ trợ hoạt động khoa học công nghệ trong các Doanh nghiệp nhiều hơn, đặc biệt các doanh nghiệp có Trung tâm R&D. Nâng cao hoạt động quản lý Dự án đối với các doanh nghiệp, tạo các điều kiện và thủ tục thông thoáng và đơn giản khi triển khai Dự án.

Thời gian triển khai cho các tiểu dự án nên được xem xét kéo dài ít nhất là 3 năm. Sử dụng nhiều hơn phương pháp chuyên gia (nhóm chuyên gia độc lập) trong xử lý các đề xuất ý tưởng ĐMS. Tăng cường khối liên kết chặt chẽ hơn trong các hoạt động mang tính chất chung như đào tạo, tập huấn, các hoạt động truyền thông,…với các chương trình quốc gia, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Châu Á... 

Hoàng Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang