Việt Nam nằm ‘top’ các quốc gia ô nhiễm không khí nặng gây ra nhiều bệnh ‘chết người’

author 17:05 29/11/2017

(VietQ.vn) - Theo các nhà nghiên cứu về môi trường, hiện Việt Nam đang đứng thứ 123/132 nước về ô nhiễm không khí trên thế giới.

Tại cuộc họp HPG chủ đề “Ô nhiễm không khí và sức khỏe” do Nhóm Đối tác Y tế, Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Y tế phối hợp với Cục Quản lý Môi trường Y tế tổ chức dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức tại Hà Nội ngày 27/11 cho thấy, những con số báo động đã được đưa ra về tác động của ô nhiễm không khí tới sức khỏe người dân. Và Việt Nam đứng 123/132 nước về ô nhiễm không khí trên thế giới.

Trong số 10 bệnh gây chết người cao nhất tại Việt Nam có 6 bệnh liên quan tới không khí: trong đó bao gồm các bệnh tim mạch, hô hấp, ung thư phổi phế quản,….

Ô nhiễm không khí tại Việt Nam đang ở mức báo động. Ảnh minh họa

Ô nhiễm không khí tại Việt Nam đang ở mức báo động. Ảnh minh họa 

Trong số 3 bệnh tỷ lệ tử vong cao nhất cũng có liên quan tới hô hấp và ô nhiễm không khí. Bệnh hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất ở Việt Nam. Đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em, người mắc mãn tính (phổi, tim mạch),… trẻ em, người lao động ngoài trời.

Bệnh người lao động thường mắc nhất là bệnh phổi silic. Ở khu công nghiệp, làng nghề, không chỉ người lao động mà người dân sống xung quanh thường xuyên mắc các bệnh viêm phế quản, viêm loét giác mạc, bệnh về da, dị ứng.

Nghiên cứu xung quanh nhà máy xi măng Bỉm Sơn cho thấy các bệnh thường gặp là viêm mũi dị ứng, hen phế quản…

Theo thống kê ở một làng nghề dệt ở miền bắc cho thấy 67% trẻ em mắc bệnh hô hấp, một số mắc bệnh về mắt, mề đay dị ứng,...

Một số nghiên cứu tại điểm nóng giao thông, khu đô thị lớn, dọc trục đường giao thông, người dân thường mắc bệnh đường hô hấp như hen, viêm mũi, viêm họng,…

Báo cáo cho thấy điều tra số người mắc một số bệnh như stress khi sống tại điểm nóng giao thông. Tại các thành phố, khu CN, tỷ lệ mắc hô hấp, lao, số liệu 2011 tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai, Hà Nội có tỷ lệ mắc lao cao hơn các thành phố có ít hoạt động công nghiệp.

Cũng liên quan tới vấn đề ô nhiễm, ngoài ô nhiễm không khí, Việt Nam cũng đang đứng trước tình trạng ô nhiễm đất rất nghiêm trọng. Báo cáo của Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho thấy, chất lượng môi trường đất tại các khu đô thị Việt Nam hiện nay đang có xu hướng ô nhiễm do chịu tác động từ các chất thải của hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt, các bãi chôn lấp rác thải. Nhiều đô thị mọc lên, nằm ngay trên những vùng đất có chứa các chất độc hóa học tồn lưu, các chỉ số cao hơn mức cho phép nhiều lần. Sức khỏe con người phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật cao, phát sinh từ nguồn đất.

Đơn cử như những vùng phụ cận khu vực chôn lấp chất thải rắn phường Trảng Dải (TP Biên Hòa), khu xử lý rác thải xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu), xã Túc Trưng (huyện Định Quán) tỉnh Đồng Nai, hàm lượng asen trong đất vượt quy chuẩn từ 1,05 đến 4,12 lần. Hàm lượng đồng (cu) vượt 1,5 lần, crom và ni tơ trong đất cao từ 135 -375mg/kg. Hay khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng), hàm lượng cd đã vượt quy chuẩn gấp 2 lần.

Các khu vực Đồng Bưởi, Đồng Rô, Đồng Vạc, Lâm Thao (Phú Thọ), hay Tam Hiệp, Thanh Trì (Hà Nội), hàm lượng các loại kim loại nặng như cu, pb, zn có xu hướng tích lũy và vượt ngưỡng quy chuẩn cho phép 1,5 đến 2 lần.

Hà Nội lọt vào nhóm các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới(VietQ.vn) - Theo Tổ chức Y tế thế giới, Hà Nội đang đứng trước nguy cơ lọt vào nhóm các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới, ngang với Bắc Kinh (Trung Quốc).

Tại khu vực sân bay Biên Hòa và một vùng lân cận phía Bắc và phía Tây Nam, lượng Dioxin cao trên 1.000 ppt (tiêu chuẩn đất cần xử lý của Việt Nam) với tổng diện tích 163.000m2…

Số liệu của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường tại huyện Văn Lâm (Hưng Yên) dẫn chứng, đã có 207 trẻ em trong tổng số 317 em được lấy mẫu xét nghiệm bị nhiễm độc chì. Nguyên nhân là do khu tái chế chí tại Đông Mai thẩm thấu xuống lòng đất, ô nhiễm nặng trên địa bàn và ra khu vực lân cận.

Theo các chuyên gia, ô nhiễm môi trường đất do chất hóa học tồn lưu là một trong những loại ô nhiễm nguy hiểm nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người dân khu vực bị ô nhiễm.

Nan giải nhất là hiện nay, các đô thị ở Việt Nam mới chỉ có khoảng 15% bãi chôn lấp chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn. Điều này làm tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn đất do nước rỉ từ các hầm ủ và tải lượng chất ô nhiễm hữu cơ từ bãi chôn lấp.

Đất bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất. Mặt khác, sự xâm nhập của ô nhiễm đất vào tầng nước ngầm cũng trở thành mối nguy hiểm tiềm tang đe dọa sức khỏe người dân.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang