Việt Nam ngày càng có nhiều phát minh, sáng chế

author 15:06 21/03/2013

(VietQ.vn) – Không như những lời đồn đại tiêu cực, thực tế, người Việt Nam ngày càng có nhiều bằng sáng chế. Mỗi năm tăng đến 10% số lượng phát minh.

Những con số chứng minh

Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KHCN đã thống kê số lượng sáng chế đăng ký và được bảo hộ hàng năm.

Theo đó, số sáng chế của người dân Việt Nam (từ nông dân đến nhà khoa học) đều tăng theo mỗi năm.

GS Trần Văn Sung - nguyên viện trưởng viện Hóa, nhận định, dù chưa được bằng Thái Lan hay Nhật Bản, song các nhà khoa học Việt Nam vẫn có nhiều sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, cho dù đãi ngộ thấp hơn các nước đó nhiều lần.

Số lượng bằng sáng chế được bảo hộ của Việt Nam đến 2011. Năm 2012, Việt Nam được bảo hộ 45 bằng sáng chế, 59 giải pháp hữu ích
Số lượng giải pháp hữu ích được bảo hộ qua các năm
Tỷ lệ
Tỷ lệ chủ thể bằng sáng chế
10 quốc gia có đơn đăng ký sáng chế nộp trực tiếp năm 2011 nhiều nhất. Việt Nam đứng thứ 3

Vì đâu số lượng sáng chế của Việt Nam còn khiêm tốn?

Theo Cục Sở hữu trí tuệ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này.

Trước hết, do nền kinh tế của Việt Nam có xuất phát điểm rất thấp, tuy có những bước phát triển trong những năm vừa qua nhưng chủ yếu đạt được là do đầu tư nước ngoài, hoạt động lắp ráp, khai khoáng, gia công các sản phẩm hàng hóa. Còn sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp ít gắn với ứng dụng chất xám và ứng dụng công nghệ tiên tiến. Điều này tác động đến nhu cầu đổi mới công nghệ - kỹ thuật còn hạn chế.

Trên 90% doanh nghiệp Việt là vừa và nhỏ, thiếu tiềm lực về vốn, nhân lực, kinh nghiệm quản lý... Trong khi ít tập đoàn nhà nước có truyền thống và kinh nghiệm nghiên cứu và ứng dụng (R&D).

Còn các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực lắp ráp, thương mại, bất động sản... nên ít khuyến khích tạo ra sáng chế.

Hơn nữa, để sáng tạo ra sáng chế có ứng dụng lớn, đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về kinh phí và con người. Ở Mỹ, có hẳn đạo luật Bayl – Dole hỗ trợ kinh phí và khuyến khích nhập cư với những nhà khoa học tài năng từ các nước khác. Còn ở Việt Nam, kinh phí cho khoa học vừa chưa cao, vừa bị sử dụng sai mục đích ở nhiều địa phương.

Mặt khác, những người làm nghiên cứu thường bỏ qua hoặc xem nhẹ việc tra cứu các bằng sáng chế đã được thực hiện nên có những nghiên cứu còn lặp lại, gây lãng phí. Hoặc lại có những người ngại đi đăng ký vì sợ có thể lộ bí mật về công nghệ.

Tuy việc đăng ký và bảo hộ sở hữu trí tuệ quan trọng như vậy nhưng ở Việt Nam hiện nay chưa có nơi nào đào tạo về sở hữu trí tuệ.

Do chất lượng khu vực tư nhân thấp

"Mục đích của bằng sáng chế là bảo vệ sự sáng tạo trong khu vực tư nhân, đảm bảo các công ty thu được lợi nhuận từ những cải tiến của họ. Thông thường, các nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng trong các viện nghiên cứu, đại học của Chính phủ đều không dẫn đến bằng sáng chế, dù tính sáng tạo của nó ở mức độ nào đi chăng nữa.

Do đó, việc thiếu vắng những bằng sáng chế ở Việt Nam là một hệ quả, không phải là một sự thất bại trong hệ thống đại học, mà là chất lượng thấp của khu vực tư nhân.

Hàn Quốc có nhiều bằng sáng chế vì công nghiệp Hàn Quốc đã phát triển ở mức độ cao, với nhiều tên tuổi lớn, có khả năng cạnh tranh trong các ngành điện tử, xe hơi và những công ty ở đó có mạng lưới R&D dày đặc.

Còn Việt Nam và các nước thuộc thế giới thứ ba không có một công ty quan trọng nào đi đầu trong sáng tạo kỹ thuật. Và các chi nhánh tại Việt Nam của các công ty đa quốc gia chỉ tham gia vào các lĩnh vực sản xuất, phân phối và các hoạt động liên quan chứ không phải là phát triển sáng tạo kỹ thuật mới".

GS Neal Koblitz (Đại học Washington, Mỹ) 


Hoàng Lan

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang