Việt Nam phải trở thành quốc gia khởi nghiệp để hội nhập bền vững

authorMinh Hà 15:25 18/11/2015

(VietQ.vn) - Để hội nhập và cạnh tranh trong một nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam phải trở thành một quốc gia khởi nghiệp. Muốn vậy, chúng ta cần phải tiến hành những bước đi đầu tiên.

Sự kiện: Hoạt động Khoa học & Công nghệ

Xung quanh vấn đề này, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân đã có chia sẻ với PV Chất lượng Việt Nam.

Theo con số thống kê mà FPT đưa ra thì mỗi năm có khoảng 1.000 dự án khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam. Có vẻ như công nghệ đang là lĩnh vực ưa thích được các doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp (satrup) lựa chọn khi khởi nghiệp thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Tôi rất tin tưởng vào lớp trẻ, các nhà khoa học trẻ, sinh viên trẻ hoặc nghiên cứu sinh trong những năm gần đây rất mong muốn có những hoạt động khởi nghiệp tạo ra những doanh nghiệp. Không biết số liệu FPT chính xác đến đâu nhưng tôi có thể cảm nhận được tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ hiện nay. Chính vì vậy, Bộ KH&CN đang thí điểm Dự án Sillicon Wwaley của Việt Nam, những satrup tham gia vào dự án này bước đầu đã có thành công và như vậy triển vọng về DN khởi nghiệp ở Việt Nam rất lớn. Vì vậy chúng ta cần phải hỗ trợ cho họ.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân trả lời chất vấn trước Quốc hộiBộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân trả lời chất vấn trước Quốc hội

Đến thời điểm này, Việt Nam vẫn trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng, mỗi năm có đến hàng ngàn chục nghìn, trăm nghìn những người trẻ bước ra thị trường lao động, vậy cùng với làn sóng khởi nghiệp đang rất là “hừng hực” như vậy, đưới góc độ quản lý nhà nước nên nhìn nhận như thế nào để chúng ta có thể bắt nhịp nó và biến nó thành dự án khởi nghiệp thực sự thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Đúng là hàng năm có hàng trăm nghìn sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học, một nguồn lớn cho DN khởi nghiệp. Tuy nhiên, theo tôi thấy nhận thức của xã hội cũng như đối với thanh niên trẻ về hệ sinh thái khởi nghiệp còn rất mơ hồ. Ngay cả cấp quản lý nhà nước gần như chưa có khái niệm gì về sinh thái khởi nghiệp cũng như đầu tư mạo hiểm.

Ở đây rào cản lớn nhất để cho những người trẻ có tinh thần khoa học, có công nghệ, có tinh thần DN có thể thành công trong việc tạo dựng lên những DN khởi nghiệp, Chính vì thế các trường đại học, các Bộ, ngành phải làm sao đưa được tinh thần khởi nghiệp, nhận thức, ý chí về khởi nghiệp đến được với những người trẻ có hoài bão, có đam mê.

Thưa Bộ trưởng, vừa rồi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã lần đầu tiên có 1 cuộc gặp gỡ với các DN khởi nghiệp. Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ xây dựng cổng thông tin mua sắm công, tạo điều kiện để DN startup có thể tham gia các dự án của Nhà nước. Bộ trưởng có thể nói cụ thể hơn về cách làm này?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Tôi cho đấy là một ý tưởng hay, người Việt chúng ta đã chứng tỏ chúng ta có trí tuệ không thua kém dân tộc khác, vì sao chúng ta cứ thành công ở Hoa kỳ, Nhật bản, thậm chí là Singapore mà không thể khởi nghiệp được ở trên đất nước mình đó chính là cơ chế chính sách. Chính sách thuế chỉ là một còn môi trường pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh với DN khởi nghiệp mới là quan trọng.

Chúng ta phải có trách nhiệm xây dựng được môi trường pháp lý ấy để các DN khởi nghiệp ở Việt Nam không cảm thấy khác biệt ở bất kỳ quốc gia nào, khi đó thì khởi nghiệp Việt Nam sẽ phát huy mức tối đa.

Bộ trưởng có bình luận gì khi cho rằng hiện nay đang có 1 khác biệt trong cách nhìn nhận của các Bộ, ngành, địa phương về hỗ trợ vốn mạo hiểm cho các DN khởi nghiệp?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Hôm nay tôi cũng mới trả lời trước Quốc hội nhân ý kiến Quốc hội nói về tại sao chúng ta không làm Quỹ về đầu tư mạo hiểm. Mà Quỹ đầu tư mạo hiểm thuộc đề án của Sillicon waley Việt Nam rất là thuần thục nhưng chúng ra quy định giống như Quỹ EJO, Quỹ tính dụng nhân dân, nhưng Quỹ đầu tư mạo hiểm về cơ bản khác với tất cả các Quỹ kia nên phải đăng ký ở Bộ Kế hoạch Đầu tư mới đúng. Đây là 1 Quỹ siêu lợi nhuận chứ không phải là một Quỹ không có lợi nhuận. Như vậy Bộ Nội Vụ quy định phải như này, phải như kia thì các nhà đầu tư không chấp nhận được và sẽ rời bỏ. Tôi cũng có nói với Quốc hội hiện nay các Quỹ đầu tư mạo hiểm ở nước ngoài khi hoạt động tại Việt Nam sau 1 thời gian sẽ giống như chúng tôi vì môi trường pháp lý không cho phép họ.

Hiện nay một số quỹ do Bộ quản lý mà cơ chế vận hành tiếp cận với quốc tế liên quan đến đầu tư mạo hiểm hay chưa, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Nói một cách thẳng thắn là chúng ta chưa có một quỹ đầu tư mạo hiểm nào đúng nghĩa của nó. Hiện nay các quỹ của Bộ sử dụng ngân sách của nhà nước để hỗ trợ cho các nhà khoa học, có 1 phần hỗ trợ cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ, kể cả nguồn vốn mà chúng ta sử dụng ODA từ nước ngoài như từ World bank và chính phủ Phần Lan thì chúng ta cũng chấp hành nó theo kiểu ngân sách nhà nước bởi vì theo quyết định của Luật ngân sách thì vốn viện trợ cũng là ngân sách nhà nước. Những người vận hành chưa có khái niệm về quỹ đầu tư mạo hiểm, người ta coi đó là ngân sách nhà nước và vận hành nó theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Người ta chỉ đầu tư vào những chỗ nào mà chắc chắn thành công.

Bởi nếu thất bại thì có nghĩa là chúng ta sử dụng ngân sách một cách lãng phí, thất thoát. Đến ngay cả các đại biểu quốc hội cũng thường hay chất vấn tôi tại sao các đề tài nghiên cứu lại không thành công, đã nghiên cứu thì phải thành công, nếu bỏ ngăn kéo là không thành công. Tôi giải thích rất nhiều nhưng vẫn chưa được chấp nhận, nên những người vận hành quỹ bị áp lực rất lớn từ ngân sách nhà nước sử dụng mà không có hiệu quả, không được lãng phí vì thế mà chúng ta chưa có 1 quỹ đầu tư mạo hiểm nào.

Tuy nhiên, đứng ở góc độ kinh tế mà nói, chúng ta chấp nhận thất bại, chấp nhận đầu tư vào những chỗ mà chúng ta đã tính toán rất chắc chắn, nhưng không may không thành công thì chúng ta cũng phải chấp nhận. Về tổng thể mà nói thì chỉ cần 10 -20 % thành công, nó sẽ tạo ra nguồn lực lớn hơn cả 100% nguồn lực mà chúng ta đã mất, thì tại sao mà chúng ta lại không đầu tư.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang