Việt Nam tăng số lượng sáng chế, bài báo khoa học

author 09:28 19/01/2013

(VietQ.vn) – Năm 2012, số lượng sáng chế được đăng ký của các nhà khoa học Việt Nam tăng 7%, bằng bảo hộ độc quyền sáng chế tăng 6% so với 2011.

Năm thành công của KHCN Việt Nam

Sáng nay, 19/1, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức tổng kết công tác năm 2012 và phương hướng hoạt động năm 2013.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cho biết, năm nay, số lượng sáng chế công bố quốc tế của Việt Nam là 1761, tăng 7% so với năm ngoái (1556), theo nguồn ISI.

Ngành nông nghiệp - sinh học đã chế tạo được vắc - xin cúm A-H5N1
Ngành nông nghiệp - sinh học đã chế tạo được vắc - xin cúm A-H5N1

Năm nay, số lượng đơn đăng ký sáng chế là 4257 và văn bằng bảo hộ độc quyền được cấp là là 1112 (số liệu tương ứng năm ngoái là 3995 và 1054).

Lĩnh vực nông nghiệp, sinh học đã ứng dụng thành công các giống cây mới như ngô, bông kháng sâu…Sản xuất thành công vắc – xin cúm A-H5N1 cho gia cầm, tiết kiệm hàng chục triệu đô la cho đất nước vì không phải nhập khẩu.

Lĩnh vực cơ khí đã chế tạo giàn khoan tự nâng 90 mét nước, giá thấp hơn 15 lần so với nước ngoài, đảm bảo mục tiêu chính trị và kinh tế trên biển Đông.

Y học Việt Nam năm 2012 đã có nhiều tiến bộ tầm cỡ thế giới như sử dụng tế bào gốc từ tủy xương để điều trị các bệnh nan y, ghép tim từ người cho cho chết não..

Năm 2012 đi vào lịch sử KHCN Việt Nam khi Đề án phát triển KHCN được Ban Chấp hành Trung ương thông qua với sự nhất trí cao, “đưa một luồng gió mới, khích lệ, động viên rất lớn với những người làm khoa học nước nhà”.

Các đề án, chiến lược, luật KHCN đã từng bước hoàn thành và áp dụng vào thực tế.

Năm 2012, chúng ta cũng đã xác định được 6 sản phẩm quốc gia đến năm 2020 là lúa gạo, thiêt sbij cơ khí siêu trường – siêu trọng, phần mềm an ninh mạng, động cơ ô tô – xe máy, vắc – xin, vũ khí cho quốc phòng.

 Tuyên truyền cho dân hiểu về nhà khoa học

Tuy đạt được nhiều thành quả như vậy nhưng nhiều Nhà báo và người dân vẫn chưa có nhiều thông tin về khoa học, nên còn có những ý kiến chưa đánh giá chính xác tình hình.

Hội nghị công tác năm là dịp để các nhà quản lý đánh giá, tranh luận...công tác năm cũ và đề ra các bước đi năm mới. Ảnh: HT
Hội nghị công tác năm là dịp để các nhà quản lý đánh giá, tranh luận...công tác năm cũ và đề ra các bước đi năm mới. Ảnh: HT

Bởi vậy, trong 2 ngày làm việc vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Quân luôn chỉ đạo, các đơn vị, các nhà khoa học phải tăng cường trả lời báo chí, tuyên truyền cho nhân dân hiểu về các hoạt động của mình.

Người đứng đầu ngành KH&CN lấy ví dụ về một bài báo mới đây của GS Hoàng Tụy đăng trên Tạp chí Tia Sáng. Ông vốn là nhà khoa học nghiêm khắc nhưng cũng cùng nhận định rằng, việc đăng các bài báo khoa học, bảo hộ sáng chế không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá nền KH&CN có phát triển hay không, mà còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của đất nước đó.

Với Việt Nam, nhiều phát minh của các nhà khoa học tuy đón đầu được khoa học tiên tiến nhất nhưng do điều kiện nước nhà còn hạn chế, nên vẫn cần thời gian nhất định mới được đưa vào sản xuất.

 2013 – năm xây dựng viện V-KIST

Học tập mô hình viện khoa học thành công của Hàn Quốc, năm 2013, Việt Nam sẽ tập trung xây dựng và đưa vào hoạt động viện V-KIST tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội.

Viện sẽ là “mái nhà chung” của các nhà khoa học, làm bệ phóng cho các phát minh, sáng chế được đưa vào cuộc sống.

Năm nay sẽ tiếp tục tăng cường hiệu quả hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Đặc biệt, năm 2013 sẽ xây dựng Nghị định về chính sách sử dụng, đãi ngộ các nhà khoa học đầu ngành, các cán bộ được chủ trì các nhiệm vụ quốc gia, các nhà khoa học trẻ tài năng.

Đồng thời, thí điểm cử cán bộ KH&CN đi làm việc và thực tập tại các cơ sở nghiên cứu và doanh nghiệp nước ngoài.

(tiếp tục cập nhật)

 Hoàng Tuân

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang