Những lỗi khiến ‘Võ Mỹ Nương truyền kỳ’ kém hoàn hảo

author 13:38 27/01/2015

(VietQ.vn) - Bộ phim truyền hình “Võ Mỵ Nương truyền kỳ” đang gây sốt khắp Châu Á, tuy nhiên nhiều nhà phê bình nhận định, bộ phim này có nhiều ‘lỗ hổng’, khiến bộ phim khó trở nên hoàn hảo trong mắt khán giả.

Bộ phim tuyền hình “Võ Mỵ Nương truyền kỳ” (The Empress of China) dài 80 tập, tái hiện cuộc đời Võ Mỵ Nương từ khi mới vào cung tới năm cuối đời; trong đó tập trung vào chuyện tình cảm của nhân vật nữ chính cùng sự ganh đua sát hại lẫn nhau ở chốn hậu cung.

Bộ phim thu hút người xem do có sự góp mặt của dàn sao Hoa ngữ. Võ Mỵ Nương truyền kỳ có vốn đầu tư lớn - 200 triệu nhân dân tệ (khoảng 32,3 triệu USD). Các diễn viên nữ chính đều đẹp, được trang điểm sắc nét. Trang phục cũng bắt mắt, phối màu hài hòa (tổng cộng khoảng 3.000 bộ đồ được sử dụng cho toàn bộ diễn viên). Ngoài ra, các bối cảnh quay phong phú, khi tráng lệ, nguy nga, lúc đầy chất thơ, lãng mạn như tranh. Diễn viên quần chúng cũng rất đông (có lúc lên tới hơn 900 người), nhờ vậy, một số đại cảnh gây được cảm giác choáng ngợp - đặc biệt là những đoạn thể hiện quyền lực của Võ Tắc Thiên. Phần chế tác hậu kỳ cũng được đánh giá tốt.

Một điểm khác khiến Võ Mỵ Nương truyền kỳ ăn khách là cách tạo dựng nhân vật, lý giải nội dung khá dễ hiểu, giúp nhân vật đến gần hơn với khán giả.

Bộ phim truyền hình thu hút người xem do có sự góp mặt của dàn sao Hoa ngữ

"Võ Mỵ Nương truyền kỳ" thu hút người xem do có sự góp mặt của dàn sao Hoa ngữ. 

Tuy nhiên,bộ phim này vẫn chưa tạo được hiệu ứng đối với người xem. Phim bị chê vì lạm dụng những trang phục gợi cảm giúp các người đẹp  khoe ngực cũng bị báo giới Trung Quốc đề cập. Thậm chí, phim đã phải biên tập lại cho bớt chi tiết "nóng" và những cảnh khoe ngực trước ngày lên sóng chính thức.

Trong cảnh đầu phim Tân Võ Tắc Thiên, nhân vật Võ Mỵ Nương của Phạm Băng Băng lần đầu được tuyển vào cung. Đạo diễn đã để Võ Mỵ Nương trở thành cô gái duy nhất không quỳ để nêu bật nét cá tính và sự khác biệt của cô. Song, nhiều ý kiến cho rằng, chi tiết này không hợp lý và cường điệu hóa nhân vật bởi Võ Mỵ Nương lúc này mới 14 tuổi, còn non nớt và đầy bỡ ngỡ trong lần đặt chân vào hoàng cung.

Bộ phim truyền hình

Bộ phim truyền hình "Võ Mỵ Nương truyền kỳ" bị bắt lỗi khiến phim kém hoàn hảo

Hơn tới nửa bộ phim, nhân vật Võ Tắc Thiên của Phạm Băng Băng vẫn ‘chưa chịu ác’ và quá nhân hậu khiến khán giả nhiều lúc khó chịu. Theo giai thoại, Võ Tắc Thiên là một phụ nữ toan tính, thông minh, đa mưu và rất bản lĩnh. Song, hình ảnh Võ Tắc Thiên trong bộ phim do Phạm Băng Băng sản xuất quá đẹp và trong sáng, khác hẳn Võ Tắc Thiên trong những bộ phim truyền hình cũ.

Nhà biên kịch Phan Phác giải thích bởi thực tế, khi vào cung, Võ Như Ý mới 14 tuổi, hoàn toàn trong sáng, hồn nhiên. Những gì diễn ra trong 12 năm trước khi Lý Thế Dân băng hà, Võ Mỵ Nương phải vào chùa Cảm Nghiệp, sử sách không ghi lại được nhiều, mà phần lớn là do chính Võ Tắc Thiên kể lại lúc về già. Ông đã dựa trên những điển tích hiếm hoi đó, kết hợp với sự hư cấu của mình để xây dựng nên nhân vật. Theo nhà biên kịch, từ Võ Như Ý đến Võ Mỵ Nương rồi Võ Chiêu Nghi đến Võ Tắc Thiên là cả một quá trình dài để thay đổi một con người. Như tên phim, câu chuyện của Võ Mỵ Nương truyền kỳ chủ yếu tập trung vào giai đoạn đầu nên ông chủ ý tạo ra một hình ảnh Võ Mỵ Nương không giống như những phiên bản trước đây. Việc dù từ “truyền kỳ” thay cho “bí sử” đủ để thấy đây là một tác phẩm truyền hình kể chuyện về nàng Võ Mỵ Nương nên người sáng tạo có quyền hư cấu để đẩy nhân vật của mình lên.

“Tân Võ Tắc Thiên” còn bị chỉ trích sai lệch lịch sử; kịch bản có nhiều sơ hở,  nhiều chi tiết thêm thắt, miêu tả khác so với lịch sử. Một nhà phê bình viết: "Đoàn phim bỏ biết bao tiền mời diễn viên, đầu tư cho trang phục, trang điểm và chế tác hậu kỳ. Tất cả đều chỉnh sửa cho đẹp đẽ nhưng lại tiếc tiền cho phần biên kịch. Từ tình tiết đến tư liệu lịch sử đều để xảy ra lỗi".

"Võ Mỵ Nương tuyền kỳ" bị chỉ trích sai lịch sử nhà Đường

Theo tiết lộ kịch bản ban đầu để Võ Mị Nương có bầu con đầu lòng với "vua cha" Lý Thế Dân khi ông lâm trọng bệnh mặc dù Mỵ Nương chưa bao giờ thụ thai thành công trước đó. Vì tình tiết này phá hoại lịch sử nên Tổng cục phát thanh truyền hình đã yêu cầu chỉnh sửa để đứa bé thành con của Lý Trị - "vua con" để đúng sử. Đáng tiếc vì ghép khiên cưỡng nên khi lên sóng, khán giả ngỡ ngàng khi chỉ sau một lần "ôm" với Lý Trị, Võ Mỵ Nương đã có bầu.

Theo đúng sử sách, Từ Hiền Phi là sủng phi của Lý Thế Dân. Không chỉ đẹp, bà còn là phi tần có đức độ và lâm trọng bệnh mà chết sau khi Lý Thế Dân qua đời. Nhưng trong phim, để tôn Võ Mỵ Nương, Từ Hiền Phi bị ép thành kẻ ác và treo cổ tự tử.

Bộ phim còn bị chê diễn xuất còn non nớt, gượng gạo.  Hầu hết các diễn viên nữ không được đánh giá cao về biểu cảm. Điểm sáng trong diễn xuất chủ yếu tập trung ở các diễn viên nam, điển hình là Trương Phong Nghị, Lý Thần.

Với những nhược điểm trên, nhà phê bình Bách Tiểu Liên cho rằng, Võ Mỵ Nương truyền kỳ sẽ không gây được hiệu ứng nếu không có sự khôn khéo trong việc quảng bá. TrangDazhong cũng đồng quan điểm, khi nhận xét phim hình thức đẹp đẽ mà nội dung sơ sài.

Hải Nguyễn

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang