Bộ trưởng Y tế phán đoán nguyên nhân vụ 7 bệnh nhân chạy thận tử vong ở Hòa Bình

authorLăng Dương 22:14 31/05/2017

(VietQ.vn) - Vụ 7 bệnh nhân chạy thận tử vong ở Hòa Bình, có nhiều nghi hận vấn về thiết bị, dung dịch chạy thận hoặc quy trình làm việc của Bệnh viện này.

Sự kiện: Cảnh báo sức khỏe

Tai biến y khoa nghiêm trọng với 7 bệnh nhân chạy thận tử vong ở Bệnh viện đa khoa (BVĐK)  tỉnh Hòa Bình ngày 29/5 vẫn đang tiếp tục được công an điều tra để tìm ra nguyên nhân.

Sáng ngày 31/5, Bộ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hòa Bình và BVĐK tỉnh Hòa Bình để có những đánh giá, chỉ đạo cụ thể về vụ việc này. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã yêu cầu ngành y tế, BVĐK tỉnh Hòa Bình phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra để làm rõ sự việc.

Báo Dân trí đưa tin, Bộ trường Bộ Y tế khẳng định rằng hằng năm nước ta vẫn tiến hành hàng triệu các ca chạy thận thành công và an toàn tuyệt đối với về quy trình chạy thận của Bộ Y tế được ban hành theo chuẩn y tế thế giới.

Vì thế, bà đặt ra nghi vấn về tai biến xảy ra ở BVĐK tỉnh Hòa Bình: “10 năm nay các đồng chí vận hành bình thường, giờ không bình thường, chắc chắn phải có sự cố ở một khâu nào đó”, Bộ trưởng đặt nghi vấn.

Vụ tai biến y khoa ở Hòa Bình có thể xuất phát từ quy trình chạy thận của bệnh viện

Vụ tai biến y khoa ở Hòa Bình có thể xuất phát từ quy trình chạy thận của bệnh viện. Ảnh: ST.

Trao đổi với Zing.vn, TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho biết quy trình chạy thận như sau: Trước khi được chạy thận, bệnh nhân phải được tiếp cận mạch máu (a vascular access). Bác sĩ sẽ dùng kim dẫn một lượng nhỏ máu ra ngoài cơ thể, chạy tới máy chạy thận và từ máy chạy thận chạy lại vào trong cơ thể thông qua một cây kim khác. Vùng được đưa kim vào cần được hồi phục hoàn toàn trước khi việc chạy thận bắt đầu.

Hiện nay, có 3 cách tiếp cận mạch máu, qua lỗ thông động tĩnh mạch (Arteriovenous (AV) fistula), qua ống thông nối động - tĩnh mạch nhân tạo (AV graft), đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm.

Khâu chuẩn bị trước chạy thận tiến hành rất kỹ như cân nặng của bệnh nhân, huyết áp, mạch, nhiệt độ có đủ điều kiện để tiến hành phương pháp này hay không. Nếu bệnh nhân đủ điều kiện, bác sĩ sẽ tiến hành khử trùng vùng tiếp cận máu.

Trong khi chạy thận, bệnh nhân được đưa vào vùng tiếp cận mạch máu 2 cây kim. Mỗi cây kim sẽ được nối với một ống đàn hồi và nối với máy chạy thận. Thông qua một ống, máy chạy thận sẽ lọc một vài ml máu một lần, cho phép chất thải và chất lỏng từ máu đi vào một chất lỏng làm sạch được gọi là chất thẩm tách (dialysate). Máu được lọc sẽ trở lại cơ thể thông qua ống thứ hai.

Sau khi chạy thận xong, bệnh nhân được rút hai kim ra khỏi tiếp cận mạch máu và băng lại. Người bệnh sẽ được cân lại một lần nữa sau đó có thể trở về nhà sinh hoạt bình thường, đợi đến lần chạy thận tiếp theo.

Quá trình thực hiện phương pháp này luôn cần có sự giám sát của bác sĩ để xử lý những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.

Vì thế, những nghi vấn của Bộ trưởng Bộ Y tế là hoàn toàn có căn cứ. Không chỉ có Bộ trưởng, bác sĩ Trần Sĩ Tuấn - Tổng biên tập báo Sức khỏe&Đời sống trong buổi trả lời phỏng vấn các phóng viên chiều ngày 31/5 cũng khẳng định: “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến, do trình độ thầy thuốc, do bác sĩ thiếu trách nhiệm, cẩu thả, do lỗi hệ thống, do thuốc...".

Theo nhận định của GS. Nguyễn Hữu Khôi và TS. Nguyễn Cao Luận (nguyên Trưởng khoa Thận, BV Bạch Mai) trên kênh VTC1 HD, nguyên nhân dẫn đến sự việc 7 bệnh nhân chạy  thận tử vong có thể do đường dịch hoặc nước pha dịch chứ không phải do sốc phản vệ.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng nghi ngờ rằng trong quá trình sát trùng hệ thống nước, nhân viên của BVĐK tỉnh Hoà Bình đã để lại một lượng hóa chất tồn dư cao trong khi nước sử dụng để chạy thận phải là nước siro nguyên chất. Vì thế, đây cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến sự việc đáng tiếc này. 

Một nguyên nhân khác trong vụ 7 bệnh nhân chạy thận tử vong ở Hòa Bình có thể là do đường dịch hoặc nước pha dịch

 Một nguyên nhân khác trong vụ 7 bệnh nhân chạy thận tử vong ở Hòa Bình có thể là do đường dịch hoặc nước pha dịch

Gắn với quy trình chạy thận là các thiết bị vật tư y tế nên một nghi vấn thứ hai đang đổ dồn về phía các loại máy móc được bệnh viện sử dụng. Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình phát biểu trên báo Dân trí rằng: “Đúng ngày 28/5, Công ty Thiên Sơn (có địa chỉ tại đường Trung Yên 3, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy – Hà Nội) có đến Bệnh viện này để bảo trì máy lọc thận”.

Do đó, chiều 30/5, cơ quan công an đã làm việc và niêm phong Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn (có địa chỉ tại đường Trung Yên 3, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy) - đơn vị cung ứng thiết bị chạy thận cho BVĐK tỉnh Hòa Bình. Hiện tại, công ty này đã đóng cửa im lìm.

Công ty cung cấp thiết bị chạy thận cho BVĐK tỉnh Hòa Bình cũng thuộc diện bị điều tra

Công ty cung cấp thiết bị chạy thận cho BVĐK tỉnh Hòa Bình cũng thuộc diện bị điều tra 

Trao đổi với báo Dân trí, ông Phạm Văn Sử (Phó Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình) cho biết: “Chúng tôi đang điều tra một cách toàn diện, trong đó có điều tra việc Công ty Thiên Sơn bảo trì máy lọc thận của bệnh viện để tìm nguyên nhân dẫn đến sự việc này”.

Như vậy, vấn có rất nhiều nguyên nhân được đặt ra về việc dẫn đến sự cố y tế tại BVĐK tỉnh Hòa Bình khiến 7/18 người chạy thận nhân tạo tử vong. Bộ trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ quan chức năng và BVĐK tỉnh Hòa Bình phối hợp để nhanh chóng làm rõ vụ việc, cần nêu cao tính cầu thị, trung thực ở tất cả những người có liên quan.

Vụ 7 bệnh nhân chạy thận tử vong: Niêm phong máy, công an vào cuộc(VietQ.vn) - Sau sự cố hàng loạt bệnh nhân chạy thận tử vong tại BVĐK tỉnh Hòa Bình, UBND tỉnh đã tổ chức họp báo, công an tỉnh sẽ vào cuộc điều tra vụ việc.

Thùy Lăng (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang