Đáng sợ vũ khí 'bàn tay hỏa ngục' mạnh chỉ đứng sau vũ khí nguyên tử

author 21:30 24/07/2017

(VietQ.vn) - Pháo phản lực BM-30 Smerch chính là thứ vũ khí nói trên. Đây được coi là một trong những loại pháo phản lực khủng khiếp nhất thế giới có sức hủy diệt chỉ đứng sau vũ khí nguyên tử.

Pháo phản lực BM-30 Smerch có 12 ống phóng tên lửa cỡ nòng 300 mm, sử dụng loại đạn tiêu chuẩn dài 7,6 mét, trọng lượng 800 kg. Tổ hợp Smerch có tầm bắn 20 - 70km, phiên bản đạn 9M528 có tầm bắn tới 90 km.

Một số loại đạn tên lửa được phát triển phù hợp với tổ hợp pháo phản lực này như đạn nổ mảnh (HE), đạn nổ nhiệt áp, gây cháy, đạn chùm hay đạn chống tăng tự dẫn đường. Tổ hợp Smerch được chứng minh là có hiệu quả cao trong tác chiến chống bộ binh và xe bọc thép, pháo binh trên nhiều địa hình. Một loạt đạn BM-30 có thể hủy diệt mục tiêu trong phạm vi 67 héc ta. Với sức tàn phá diện rộng, Smerch được gọi là vũ khí hủy diệt hàng loạt khiến bất cứ đối thủ nào cũng phải dè chừng.

Pháo phản lực BM-30 Smerch là vũ khí uy lực hiện Ấn Độ đang sở hữu. Ảnh: ANTĐ

Pháo phản lực BM-30 Smerch là vũ khí uy lực hiện Ấn Độ đang sở hữu. Ảnh: ANTĐ

Đặc biệt, pháo phản lực Smerch có khả năng phóng từng quả đạn riêng rẽ hoặc phóng theo loạt 3, 6 và 12 đạn. Tổ hợp này đặc biệt hiệu quả đối với các nhóm quân tập trung, xe thiết giáp, khẩu đội pháo binh, sân bay và mục tiêu tản mát của đối phương.

Một loạt phóng 12 đạn của BM-30 có thể bao phủ diện tích tới 67 hecta. Đôi khi Smerch còn được gọi là vũ khí hủy diệt hàng loạt, với việc đầu đạn chống bộ binh đủ sức tiêu diệt mọi sinh vật sống trong khu vực sát thương.

Mỗi tổ hợp BM-30 thường bao gồm 6 xe phóng 9A52 và 6 xe nạp 9T234-2. Sau khi khai hỏa, các xe phóng sẽ rời trận địa và nạp đạn ở khu vực riêng để tránh đối phương phản pháo.

Nói tới kho vũ khí của Ấn Độ hiện nay, ngoài pháo phản lực thì đất nước này còn sở hữu nhiều vũ khí tối tân mà nhiều nước không có được cụ thể như tàu sân bay INS Vikramaditya, tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos, tàu khu trục lớp Kolkata, tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo INS Arihant....

Về tàu sân bay, Ấn Độ đã vận hành tàu sân bay trong hơn 50 năm qua, khởi đầu với chiếc INS Vikrant mua từ Anh vào năm 1961. Hiện nay, hải quân Ấn Độ đang biên chế tàu sân bay INS Vikramaditya, được hoán cải từ Đề án 1143 "Kiev" của hải quân Liên Xô.

Vũ khí Nga có thể 'tóm sống' mục tiêu ở cự ly 4000km nhanh như chớp(VietQ.vn) - Vũ khí khủng khiếp trên chính là radar Voronezh-VP. Đây là vũ khí độc nhất vô nhị mà Nga đang phát triển có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly cực xa.

Bất chấp hàng loạt vấn đề trong quá trình đại tu nâng cấp, INS Vikramaditya vẫn là tàu sân bay có uy lực vượt trội trong biên chế hải quân Ấn Độ. Nó có thể đóng vai trò soái hạm của lực lượng phong tỏa Ấn Độ Dương, tăng cường tầm hoạt động đáng kể cho nhóm tác chiến này. Dàn tiêm kích MiG-29K cũng cung cấp hỏa lực đối hạm mạnh mẽ nếu phải đối mặt với tàu chiến đối phương.

Vũ khí tiếp theo chính là tên lửa BrahMos được phát triển trên nền tảng tên lửa P800 Oniks của Nga. Mẫu cơ bản của tên lửa BrahMos dài 9 m, nặng 3 tấn, có tầm bắn 290-300 km, tốc độ 3.700 km/h, gấp 3 lần vận tốc âm thanh. Phiên bản này được trang bị cho các hệ thống tên lửa bờ và tàu hộ vệ của Ấn Độ.

Tầm bắn của BrahMos bị giới hạn bởi Hiệp ước kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR), trong đó cấm các quốc gia xuất khẩu tên lửa có tầm bắn trên 300 km và sử dụng đầu đạn trên 500 kg, cũng như công nghệ chế tạo các loại tên lửa này. Tuy nhiên, vào tháng 6 năm ngoái, Ấn Độ đã tham gia MTCR, cho phép nước này nhận chuyển giao công nghệ từ Nga. Kết quả là New Delhi có thể chỉnh sửa động cơ và hệ thống của BrahMos, giúp nó đạt tầm bắn gần 600 km. BrahMos có khả năng bay cách mặt biển chỉ 3-4 m, khiến đối phương có rất ít thời gian phản ứng.

Một trong những vũ khí làm nên tên tuổi của Ấn Độ không thể không nhắc tới tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo INS Arihant. Dù sở hữu vũ khí hạt nhân trong hàng chục năm qua, Ấn Độ vẫn thiếu khả năng tấn công đáp trả hạt nhân một cách hiệu quả. INS Arihant là bước đầu tiên nhằm khắc phục điểm yếu này, biến Ấn Độ trở thành một trong 6 quốc gia trên thế giới có tàu ngầm răn đe hạt nhân.

INS Arihant là tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo đầu tiên do Ấn Độ tự chế tạo, với khả năng mang theo 12 tên lửa tầm ngắn K-15 hoặc 4 tên lửa đạn đạo tầm xa K-4 có tầm bắn tới 3.500 km. Với thông số này nó trở thành vũ khí uy lực của Ấn Độ trong quá khứ cũng như tương lai.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang