Vũ khí 'điên rồ' nhấn chìm cả đất nước trong một đòn đánh duy nhất

author 23:18 02/06/2017

(VietQ.vn) - Đây là loại vũ khí tối thượng mang uy lực khủng khiếp. Sau khi khai hỏa, quả bom sẽ nhấn chìm cả đất nước trong một đòn đánh duy nhất.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Báo Thanh Niên đưa tin, một trong những bài phát biểu của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu được thế giới bàn tán xôn xao nhất là lần phát biểu trước quốc hội Mỹ vào tháng 3/2015, khi nhà lãnh đạo này đưa ra lời cảnh báo về mối đe dọa hạt nhân. 

Theo đó, sức mạnh của quả bom nếu thả xuống bờ biển có thể nhấn chìm cả một đất nước trong một đòn đánh duy nhất. Quả bom sẽ phát nổ sâu dưới mặt nước, tạo thành một trận sóng thần khủng khiếp có thể xóa sổ cả đất nước. Một viễn cảnh kinh hoàng ngay cả trong trí tưởng tượng! Nhưng đây không phải là lần đầu tiên “bom sóng thần” được nhắc đến.

Vũ khí 'điên rồ' nhấn chìm cả đất nước trong một đòn đánh duy nhất. Ảnh minh họa

Zing.vn đưa tin, “Bom sóng thần” là loại vũ khí tối thượng mà nhiều nước, nhất là Mỹ từ lâu đã tìm mọi cách chế tạo. Trong đó có New Zealand, “Bom sóng thần” thực chất là hàng loạt quả bom nằm cách bờ biển vài km. Khi những quả bom nổ đồng thời, chúng có thể tạo ra một đợt sóng thủy triều với sức hủy diệt siêu lớn. Chính phủ Mỹ tài trợ cho dự án, bởi họ coi đó là kế hoạch dự phòng trong trường hợp bom nguyên tử không nổ.

Người New Zealand thử thành công những phiên bản “bom sóng thần” quy mô nhỏ ở ngoài khơi quần đảo New Caledonia (lãnh thổ hải ngoại của Pháp ngày nay) và xung quanh thành phố Auckland. Vào năm 1999, các nhà khoa học của Đại học Waikato nhận định rằng, kế hoạch chẳng những khả thi, mà phiên bản quy mô lớn của “bom sóng thần” có thể tạo ra sóng với độ cao tới 30 m.

Song “bom sóng thần" cũng có nhiều khiếm khuyết. Đặt một hàng thuốc nổ dọc theo bờ biển không phải việc dễ dàng khi binh sĩ đối phương hiện diện trên bờ biển với vũ khí hạng nặng. Mỹ không còn quan tâm tới “bom sóng thần” sau khi họ thử thành công bom nguyên tử trong phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos. Vì thế Washington ngừng tài trợ dự án. Tuy nhiên, New Zealand tục thực hiện các báo cáo về nó tới tận thập niên 50.

Lê Cao (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang