Vũ khí 'lá chắn thép' của Nga có thể biến mọi đầu đạn hạt nhân thành đồ chơi

author 19:30 29/07/2017

(VietQ.vn) - Matxcơva của Nga được cho là thủ đô duy nhất trên thế giới có hệ thống phòng thủ tên lửa A-35. Vũ khí này có thể mang đầu đạn hạt nhân vô cùng uy lực.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Hệ thống phòng thủ tên lửa A-35 được thử nghiệm lần đầu vào những năm 1950, thời điểm Mỹ bắt đầu sở hữu những loại tên liên lục địa có khả năng phóng tới Matxcơva.

Hệ thống phòng thủ A-35 được thiết kế với vai trò là hệ thống phòng không hoàn chỉnh để bảo vệ Matxcơva khỏi các cuộc tấn công hạt nhân.

Ý tưởng thiết kế ban đầu của hệ thống đánh chặn A-35 bao gồm 32 trận địa tên lửa chống tên lửa đạn đạo xung quanh thành phố Matxcơva, với 8 ra-đa cảnh báo tên lửa đạn đạo và 1 ra-đa chỉ huy trận đánh.

 Hệ thống phòng thủ tên lửa A-35 được thử nghiệm lần đầu vào những năm 1950. Ảnh: VTC News

 Hệ thống phòng thủ tên lửa A-35 được thử nghiệm lần đầu vào những năm 1950. Ảnh: VTC News

Trên thực tế, có 4 trận địa tên lửa được triển khai với 8 bệ phong với tất cả 64 tên lửa. Tất cả tên lửa này đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân nhằm phát huy tối đa khả năng phá hủy tên lửa của đối phương.

Hệ thống đầu tiên được trang bị tên lửa chống tên lửa đạn đạo A-350, với kích thước gần bằng tên lửa liên lục địa thời bấy giờ, có trọng lượng 32 tấn và sử dụng nhiên liệu lỏng.

Đầu đạn hạt nhân của tên lửa này có sức công phá khoảng 2 đến 3 megaton và A-350 có khả năng đánh chặn đầu đạn hạt nhân ở độ cao lên đến 120 km nhằm tránh ảnh hưởng tới khu vực thành phố bên dưới.

Bên cạnh tên lửa A-350, Nga còn triển khai 48 tổ hợp tên lửa phòng không S-25 Berkut với tầm bắn 50 km để chống máy bay ném bom của đối phương.

Sau đó, phiên bản nâng cấp A-35M được đưa vào biên chế vào năm 1977. Điểm khác biệt chính nằm ở khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo nhiều đầu đạn. Đồng thời, Liên Xô cũng phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa mới được gọi là A-135 Amur, bắt đầu biên chế vào năm 1990 và đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu ở khu vực Moscow sau đó 5 năm.

Nguyên lý hoạt động của A-135 là vệ tinh quân sự phát hiện tên lửa đối phương, sau đó thông báo để các trạm radar có tầm quan sát 10.000 km bám bắt mục tiêu. Tại thời điểm này, lãnh đạo Nga đưa ra quyết định có tấn công trả đũa hay không, trong khi chế độ chiến đấu được kích hoạt trên A-135.

Uy lực tên lửa siêu nhỏ nhưng có võ khiến địch sợ chết khiếp(VietQ.vn) - Tên lửa EAPS là vũ khí dù chỉ nặng có 3kg nhưng lại rất nhanh nhẹn có thể đánh bại nhiều đối thủ đáng gờm nhất hiện nay.

Mặc dù A-135 là một hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả, nó đang dần bộc lộ tuổi tác của mình. Trong tương lai, A-135 sẽ được thay thế bằng hệ thống A-235 Nudol. Những thông tin về A-235 hiện đang được Quân đội Nga giữ rất kín. Dựa trên những gì ít ỏi được biết, hệ thống phòng không mới sẽ có tầm bắn xa hơn và có độ chính xác cao hơn A-135.

Theo chuyên gia quân sự, một hệ thống phòng không sẽ không thể đảm bảo nước Nga được an toàn hoàn toàn trước một cuộc tấn công hạt nhân quy mô lớn, trong khi hệ thống này chỉ có thể ngăn chặn được một số lượng tên lửa đạn đạo có hạn. Ngoài ra, do vị trí của nó là cố định, đối phương có thể xác định tọa độ của hệ thống phòng thủ này.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov tiết lộ, phiên bản thử nghiệm đầu tiên của S-500 sẽ được ra mắt vào năm 2020. Hệ thống này được cho là có thể ngăn chặn mọi mục tiêu đang bay của đối phương (trong đó bao gồm máy bay chiến đấu, trực thăng, máy bay không người lái và tên lửa đạn đạo). Tầm bắn của nó sẽ vào khoảng 600km và có thể tiêu diệt 10 tên lửa đạn đạo cùng lúc của đối phương.

 An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang