Những loại vũ khí được 'tâng bốc' trong lịch sử chiến tranh

author 05:52 07/02/2015

(VietQ.vn) - Giao chiến thực địa là nơi những loại vũ khí quân sự phát huy tác dụng và thể hiện hết được sức mạnh. Tuy nhiên lại có một số loại vũ khí lại được "tâng bốc" 1 cách quá đà so với khả năng của chúng.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Vũ khí quân sự đã được phát triển trong suốt lịch sử hình thành và hiện đại hóa của con người, trong đó có một số hệ thống vũ khí đã được chiến đấu thực địa chứng minh và phát triển được danh tiếng đáng sợ về hiệu quả tiêu diệt địch. Tuy nhiên cũng có những loại vũ khí được 'tâng bốc' và kì vọng quá nhiều so với những gì đem lại.

Chiến hạm

Các chiến hạm với hình dáng như hiện nay, lần đầu tiên được đưa vào phục vụ trong Hải quân Hoàng gia Anh vào năm 1906. Những chiến hạm hiện nay đã vô cùng hiện đại, trang bị với những loại vũ khí quân sự tối tân nhất, thậm chí trở thành biểu tượng sức mạnh quốc phòng của quốc gia có biển. Khả năng chiến đấu của chiến hạm cũng được mở rộng, từ giao chiến trên biển, đến hỗ trợ tấn công. 

Có những loại vũ khí quân sự được tâng bốc và kì vọng quá cao so với thực tế

Có những loại vũ khí quân sự được tâng bốc và kì vọng quá cao so với thực tế

Tuy nhiên, nhược điểm cố hữu của loại vũ khí quân sự này lại đến từ chính những ưu điểm, kết cấu vững chắc và khả năng mang theo nhiều vũ khí biến chúng thành những mục tiêu chậm chạm. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, những chiến hạm hạng nặng hầu như đã bị tiêu diệt hoàn toàn, để lại một dấu hỏi về hiệu quả chiến đấu của loại vũ khí này.

Xe tăng Tiger I 

Panzerkampfwagen VI Tiger Ausf.E của Đức Quốc xã, thường được gọi là Tiger, từng là một trong những chiếc xe tăng đáng sợ nhất trong kho vũ khí của Wehrmacht và Waffen-SS. Là một chiếc xe tăng quái vật tại thời điểm đó, với lớp giáp thép phía trước dày hầu như bất khả xâm phạm, các loại vũ khí chống tăng hầu hết phải bó tay trước Tiger I.

Tuy là 1 thứ vũ khí quân sự nổi tiếng nhưng Tiger I có quá nhiều nhược điểm

Tuy là 1 thứ vũ khí quân sự nổi tiếng nhưng Tiger I có quá nhiều nhược điểm

Tuy nhiên vì thời gian chế tạo quá lâu, giá cả đắt đỏ, quá hao nhiên liệu, tốc độ chậm chạp và thường xuyên xuất hiện lỗi mà Tiger được khai tử sau khi đưa vào chiến đấu không lâu, thay thế bằng các bản nâng cấp cải tiến.

Máy bay tấn công mặt đất Ilyushin Il-2 Sturmovik

Chiếc máy bay tấn công mặt đất Ilyushin Il-2 Sturmovik trở nên gần như một thần thoại của quân đội Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Liên Xô đã cho chế tạo tới trên 36.000 chiếc loại này khiến nó trở thành mẫu thiết kế máy bay quân sự được chế tạo với số lượng lớn nhất thế giới trong lịch sử hàng không và đứng thứ hai trong số những máy bay được chế tạo sau Cessna 172 và Polikarpov Po-2.

Loại máy bay này được nhận định là một thứ vũ khí quân sự chỉ có sức mạnh 'tâm lí'

Loại máy bay này được nhận định là một thứ vũ khí quân sự chỉ có sức mạnh 'tâm lí'

Mặc dù được ca ngợi như vậy, nhưng Il-2 lại không mang theo một loại vũ khí 'khủng' nào cả, tên lửa trang bị trên Il-2 tuy có thể tiêu diệt phương tiện chiến đấu của địch chỉ với một phát bắn, nhưng khả năng trúng đích lại vô cùng thấp. Khả năng duy nhất của nó đến từ lớp giáp dày, chống chịu tốt với những tổn thương đạn bắn. 

Máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm

Mỹ chi ra một khoảng khá lớn cho việc phát triển các loại máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5, điển hình là F-35 và F-22. Được kì vọng khá nhiều khi phát triển, nhưng sự chậm chạp trong bước tiến của trang bị trên những chiếc tiêm kích này làm chúng nảy sinh khá nhiều rắc rối.

Máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 vẫn là 1 loại vũ khí quân sự chưa sẵn sàng để đưa vào thực địa

Máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 vẫn là 1 loại vũ khí quân sự chưa sẵn sàng để đưa vào thực địa

Hệ thống cảm biến điện-quang học trên những chiếc tiêm kích loại này đã lỗi thời về mặt công nghệ tới 10 năm so với những gì thành tựu radar ngày nay có thể làm.Hiện nay chương trình F-35 không được như mong đợi và đang gặp nhiều vấn đề cũng như tranh cãi vì giá ngày càng cao cũng như không đạt tiêu chuẩn của quân đội đề ra và còn gặp nhiều vấn đề khi thử nghiệm.

Anh Toàn


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang