Những mẫu máy bay tấn công không người lái nguy hiểm nhất thế giới

author 06:27 25/02/2015

(VietQ.vn) - Máy bay tấn công không người lái là một thứ vũ khí quân sự hiện đại, với khả năng tấn công đa dạng, linh hoạt, bên cạnh đó có thể dùng để trinh sát, loại vũ khí này ngày càng được các nước chú trọng

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Vũ khí quân sự  hiện đại máy bay không người lái (viết tắt UAV - Unmanned aerial vehicle) là tên gọi chỉ chung cho các loại máy bay mà không có phi công ở buồng lái và được điều khiển từ xa từ trung tâm. Loại tổ hợp máy bay này có khả năng tự động hóa các hoạt động của máy bay cao, phục vụ cho mục đích trinh thám quân sự, hoặc dân sự, thậm chí tấn công chớp nhoáng. Dưới đây là một vài đại diện cho sức mạnh của dòng vũ khí này.

MQ-1 Predator 

MQ-1 Predator là loại máy bay không người lái được sử dụng chủ yếu bởi không quân Mỹ và Cơ quan tình báo CIA. Tuy nhiên sau đó, để phục vụ tốt hơn cho tác chiến, nó được cải tiến để mang theo tên lửa nhằm phục vụ khả năng tấn công.

Vũ khí quân sự hiện đại của Mỹ máy bay không người lái MQ-1 Predator

Vũ khí quân sự hiện đại của Mỹ máy bay không người lái MQ-1 Predator 

Đây là loại máy bay đã được sử dụng ở rất nhiều quốc gia như Afghanistan, Pakistan, Bosnia, Serbia, Iraq, Yemen, Libya và Somalia. Ban đầu với thiết kế trinh sát, chiếc máy bay này được trang bị những loại camera hết sức tối tân.  

MQ-9 Reaper

Máy bay không người lái MQ-9 Reaper được mệnh danh là 'kẻ săn- giết người'

Máy bay không người lái MQ-9 Reaper được mệnh danh là 'kẻ săn- giết người'

MQ-9 Reaper là “kẻ săn-giết người” thực sự. Ngoài khả năng được thiết kế để giám sát mục tiêu nhạy cảm trên chiến trường và cung cấp thông tin tình báo, MQ-9 Reaper còn là kẻ sát nhân thực sự với hệ thống vũ khí chuyên dụng được trang bị dưới hai cánh. Do có trang bị vũ khí nên kích cỡ của loại máy bay này khá lớn, vì vậy, nó cần có đường băng để cất và hạ cánh như máy bay chiến đấu thông thường.  

X-47

BX-47B là mẫu UAV đình đám nhất trong thời gian qua. X-47B mang trong mình nhiều đột phá về công nghệ đơn cử như hệ thống điều khiển bay cầm tay cực kỳ độc đáo. UCAV này còn là máy bay không người lái đầu tiên được thiết kế để hoạt động trên tàu sân bay, mở ra cho Hải quân Mỹ khả năng tấn công bằng máy bay không người lái từ bất cứ nơi nào trên thế giới.

Máy bay không người lái X-47 được thiết kế để trở thành một loại vũ khí quân sự phóng từ tàu sân bay

Máy bay không người lái X-47 được thiết kế để trở thành một loại vũ khí quân sự phóng từ tàu sân bay

Ngoài ra, "quái vật tàu sân bay" X-47B còn có khả năng thả bom, bắn tên lửa, tiếp nhiện liệu trên không. Đặc biệt, khoang chứa vũ khí của X-47B nằm hoàn toàn trong thân, cho phép nó tránh được sự phát hiện của radar đối phương. Dự kiến X-47B sẽ đi vào hoạt động từ năm 2019.

Phantom Ray

Phantom Ray sử dụng một động cơ phản lực, có trọng lượng 16,5 tấn, sải cánh 15,2m, chiều dài 11m, tải trọng gần 2 tấn, có thể bay ở độ cao 12.200m và có khả năng đạt tốc độ 0,8 Mach (988km/h).UAV Phantom Ray được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như trinh sát, theo dõi, tấn công và đối kháng điện tử. Ngoài ra, để tăng thêm thời gian hoạt động, dòng UAV này còn được trang bị khả năng tiếp liệu trên không. 

Phantom Ray là loại vũ khí quân sự được trang bị tính năng tàng hình hiện đại

Phantom Ray là loại vũ khí quân sự được trang bị tính năng tàng hình hiện đại

Với sải cánh đạt 15,2m, UAV Phantom Ray có khả năng đạt tốc độ bay tối đa 980km/h, tầm hoạt động đạt 2.500km và có thể hoạt động liên tục trong vòng 16 - 18 giờ.Dòng UAV tấn công mới này của Mỹ được áp dụng công nghệ 'tàng hình'. Khoang vũ khí của UAV Phantom Ray được thiết kế nằm trong thân.

Taranis 

Taranis nặng 8 tấn, dài 11m cùng sải cánh khoảng 9m. Với khả năng chở theo bom và tên lửa dẫn đường, nó có khả năng tự lựa chọn các mục tiêu để tấn công với độ chính xác cao. Bộ Quốc phòng Anh cho biết, Taranis có thể được điều khiển qua hệ thống vệ tinh từ bất cứ nơi nào trên thế giới và cũng như máy bay tàng hình B-2 của Mỹ, Taranis có thể qua mặt được radar của kẻ thù.

Máy bay không người lái Taranis

Máy bay không người lái Taranis 

Nó cũng có thể tự chuyển sang chế độ bay tự động mà không cần 'phi công'.Tuy nhiên, các chuyên gia thuộc Bộ Quốc phòng và Không lực Hoàng gia Anh liên tục trấn an Taranis sẽ luôn chịu sự điều khiển của con người.Chính cơ chế tự động này đã khiến nhiều người ví von Taranis là 'robot sát thủ'. Theo Bộ Quốc phòng Anh, chi phí sản xuất chiếc Taranis là hơn 300 triệu USD.

Anh Toàn


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang