Pháo chống tăng được mệnh danh ‘hổ diệt mồi’ của Đức Quốc Xã

author 19:33 31/01/2015

(VietQ.vn) - Vũ khí quân sự pháo tự hành chống tăng Jagdtiger của Đức Quốc Xã đã từng là nỗi khiếp sợ của xe tăng quân Đồng Minh trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới Thứ II.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Bản thiết kế của vũ khí quân sự Jagdtiger được phát triển trong khoảng thời gian từ mùa thu năm 1943 đến mùa xuân năm 1944. Vào tháng 7 năm 1944, nó chính thức được đưa vào sản xuất hàng loạt và chủ yếu phục vụ tại các mặt trận phía Tây. Theo đánh giá, Jagtiger là loại xe tăng bọc thép nặng nhất từng được xuất chiến trong Thế Chiến II.

Không chỉ vậy, pháo tự hành diệt tăng Jagdtiger là chiến xa có giáp “khủng nhất” đã từng tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Vốn được phát triển dựa trên khung thân xe tăng hạng nặng Tiger II “King Tiger”, Jagdtiger sở hữu khẩu pháo có sức mạnh kinh hoàng và giáp cực dày. Nếu chiến đấu trong điều kiện thích hợp thì không một loại xe tăng Đồng minh nào có thể chịu nổi 1 phát bắn của vũ khí quân sự Jagdtiger.

Vũ khí quân sự Jagdtiger uy trấn một thời của quân đội Đức

Vũ khí quân sự Jagdtiger uy trấn một thời của quân đội Đức

Vào thời điểm đó, Đức Quốc Xã buộc phải cải tiến những loại xe tăng cũ và chỉnh sửa thiết kế những loại xe tăng mới để tạo ra các “pháo tự hành diệt tăng” nhằm đương đầu với số lượng xe tăng quân Đồng minh ngày càng nhiều qua từng năm, đó là T-34 của Liên Xô và M4 Sherman của Mỹ, chưa kể đến các dòng tăng hạng nặng mới đang được phe Đồng minh phát triển.

Về mặt kỹ thuật, thiết kế của Jagdtiger giống như một chiếc hộp bọc thép vát nghiêng 2 bên nhằm bảo vệ cho kíp xe bên trong. Động cơ của Jagdtiger cùng loại được trang bị trên xe tăng hạng nặng King Tiger, đó là loại Maybach HL 230 P30 V-12 công suất 700 mã lực, và dĩ nhiên do trọng lượng nặng nề nên Jagdtiger cũng rất “ăn” nhiên liệu, nó chỉ đi được trung bình 121 km tùy loại địa hình và tốc độ tối đa 38 km/h trên đường tốt.

Ban đầu, vũ khí quân sự Jagdtiger được trang bị nòng pháo chính là pháo 128 mm Pak 44 L/55 nhưng sau đó được thay thế bằng bằng pháo 88 mm PaK 43 L/71 của xe tăng Tiger II. Dù kích cỡ nòng nhỏ hơn nhưng vẫn khá mạnh so với xe tăng quân Đồng minh, hơn nữa lại có thể đảm bảo vấn đề đồng bộ hậu cần, bảo dưỡng. Sự thay đổi này diễn ra nhằm đáp ứng yêu cầu chi viện hậu cần và cung ứng vật liệu chế tạo vũ khí mới của Đức.

Vũ khí quân sự Jagdtiger đã tiêu diệt hàng loạt xe tăng của quân Đồng Minh

Vũ khí quân sự Jagdtiger đã tiêu diệt hàng loạt xe tăng của quân Đồng Minh

Điểm yếu dễ nhận thấy của vũ khí quân sự Jagdtiger là tốc độ chậm, dễ hỏng động cơ, khả năng quay của nòng súng bị giới hạn và thiết giáp trở nên vô dụng nếu bị tấn công từ nhiều phía.

Cho đến khi kết thúc chiến tranh, từ tháng 7/1944 đến tháng 4/1945 có tổng cộng 85 khẩu pháo tự hành diệt tăng Jagdtiger được sản xuất. Chỉ có duy nhất một mẫu biến thể của Jagdtiger do Porsche thiết kế. Theo như bản thiết kế thì biến thể này sử dụng tháp pháo và hệ thống treo của Porsche. Ngoài ra nó còn được trang bị pháo PaK 43(khác với Jagdtiger-PaK 44). Nhưng chúng chưa từng được sản xuất và cũng chưa một lần nào được thí nghiệm.

Sau chiến tranh chỉ còn vài chiếc vũ khí quân sự Jagdtiger còn nguyên vẹn và hiện đang được trưng bày tại bảo tàng xe tăng Bovington ở Anh, bảo tàng tăng thiết giáp Kubinka ở Nga và ở Aberdeen Proving Grounds (Mỹ).

Đinh Ly

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang