Chặng đường phát triển của tiêm kích Nga SU-27

author 08:44 12/02/2015

(VietQ.vn) - Từng một thời là thứ vũ khí quân sự bí mật của quân đội Nga, SU-27 hiện nay đã trở thành tiền thân của hàng loạt tiêm kích phản lực mới với những tính năng vượt trội về mọi mặt.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Vũ khí quân sự nào cũng phải trải qua thời kỳ phát triển và cải tiến, từng một thời là thứ vũ khí được Nga cất giữ trong bí mật, SU-27 huyền thoại, tiền thân của hàng loạt tiêm kích phản lực uy lực ngày nay cuối cùng cũng được bước ra ngoài ánh sáng.

Phát triển

Năm 1986, khi Su-27 vẫn còn là một bí mật chính thức, chiếc tiêm kích này đã được quyết định để có thể phá vỡ kỷ lục được xác lập bởi F-15 'Streak Eagle' vào năm 1975. Để có thể xác lập được kỷ lục về tốc độ bay, SU-27 được thiết kế với tỉ lệ lực đẩy-trọng lượng lớn hơn 1, cụ thể, lực đẩy động cơ 25 tấn so với trọng lượng thực tế chỉ 23 tấn.

Không dừng lại ở đó, biến thể P-42 của SU-27 với việc dỡ bỏ hệ thống điện tử và hệ thống vũ khí, đã giảm trọng lượng xuống chỉ 13 tấn, so với lực đẩy 25 tấn của động cơ, tỉ lệ đã xấp xỉ bằng 2, tạo nên sự đốt phá về hiệu suất bay. Trong 2 năm sau đó, biến thể P-42 của SU-27 đã thiết lập hơn 30 kỷ lục thế giới.

Tiêm kích SU-27 là thứ vũ khí có rất nhiều bản biến thể uy lực mạnh

Tiêm kích SU-27 là thứ vũ khí có rất nhiều bản biến thể uy lực mạnh

Thông số kỹ thuật

Chiếc tiêm kích có chiều dài: 21.9 m, sải cánh: 14.7 m, chiều cao: 5.93 m , diện tích cánh: 62 m². SU-27 được thiết kế phi hành đoàn 1 người.Trọng lượng rỗng của tiêm kích ở mức 16 tấn, trọng lượng cất cánh khoảng 23 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa là 33 tấn.

Thiết kế

Chiếc tiêm kích phản lực này có cánh tam giác lớn, rút ngắn, với hai động cơ tách rời và một cánh đuôi kép. Khoảng 'rỗng' giữa hai động cơ, tương tự loại F-14 Tomcat, vừa có tác dụng như một bề mặt tạo lực nâng phụ vừa có tác dụng che chắn vũ khí khỏi sự phát hiện của radar. SU-27 là một loại máy bay rất lớn, và để giảm trọng lượng cấu trúc đến mức tối thiểu, nó sử dụng nhiều titanium (khoảng 30%, nhiều hơn bất kỳ một loại máy bay cùng thời).

Không giống các loại vũ khí quân sự cùng thời, tiêm kích Su-27 có nhiều thành phần cấu tạo từ titanium

Không giống các loại vũ khí quân sự cùng thời, tiêm kích Su-27 có nhiều thành phần cấu tạo từ titanium

Vật liệu composite không được sử dụng. Cánh xuôi sau đi vào thân tại những diềm cánh trước và về cơ bản là kiểu cánh tam giác, dù các đầu cánh được đặt các giá treo tên lửa hay các thiết bị đối phó điện tử (ECM). Tuy nhiên Su-27 không hoàn toàn là kiểu máy bay cánh tam giác vì nó vẫn giữ các cánh đuôi ngang truyền thống, với hai cánh đuôi đứng phía trên động cơ, kết hợp với những cánh thăng bằng ở bụng để tăng khả năng ổn định mỗi bên của máy bay. Động cơ phản lực Lyulka AL-31F giúp S-27 đạt tốc độ tối đa Mach2.

Vũ khí trang bị

SU-27 có thể được trang bị với khá nhiều loại vũ khí. Trong đó có 1 khẩu pháo 30 mm GSh-30-1 với 150 viên đạn, 10 giá treo vũ khí ngoài, sức chứa 8 tấn, đồng thời mang được 6 tên lửa không đối không tầm trung R-27, 4 tên lửa không đối không tầm nhiệt tầm gần R-73Tùy theo các bản biến thể mà các vũ khí trang bị có thể được thay đổi đa dạng, từ tên lửa chống bức xạ, tên lửa chống radar, tên lửa không đối đất đến các loại bom.

Vũ khí quân sự trang bị cho SU-27 rất đa dạng, tùy theo từng biến thể

Vũ khí quân sự trang bị cho SU-27 rất đa dạng, tùy theo từng biến thể

Các biến thể nổi tiếng

Trung Quốc đã mua 76 chiếc tiêm kích Su-27 từ Nga trước khi ký một thỏa thuận vào năm 1998 để chế tạo SU-27 tạiTrung Quốc với tên gọi Shenyang J-11. Năm 2006, Trung Quốc cũng đã mua 100 chiếc Sukhoi Su-30MKK/MK2  phiên bản nâng cấp thương mại cho Trung Quốc) cho Không quân Quân giải phóng Nhân dân. 

Tiêm kích Shenyang J-11 là thứ vũ khí quân sự được nâng cấp từ SU-27

Tiêm kích Shenyang J-11 là thứ vũ khí quân sự được nâng cấp từ SU-27

Sukhoi Su-30 là một phiên bản hiện đại hóa của Su-27UB và có vài phiên bản khác. Seri Su-30K và Su-30MK đều có những thành công trong thương mại.  Nó là loại máy bay chiến đấu đa chức năng tốc độ siêu âm có thể đảm nhiệm cả nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và nhiệm vụ cường kích (tấn công mặt đất)

Sau nhiều năm thương lượng, Ấn Độ cuối cùng đã đặt mua 40 chiếc Su-30MKI , bản nâng cấp mới của SU-27, với động cơ AL-31FP mạnh hơn, hệ thống điện tử cao cấp, cánh mũi và động cơ đẩy vec-tơ.

Anh Toàn


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang