‘Ước mơ’ xe tăng siêu nặng không thành của Nhật Bản

author 17:33 25/01/2015

(VietQ.vn) - Đức, Anh, Liên Xô và Mỹ không phải là những nước duy nhất có ý định sản xuất xe tăng siêu nặng, Nhật Bản cũng đã từng bắt tay vào chế tạo loại vũ khí quân sự này, tuy nhiên ý tưởng đó đã không trở thành hiện thực.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Dự án vũ khí quân sự xe tăng siêu nặng đầu tiên của Nhật Bản có tên O-I, loại xe tăng này nặng 120 tấn và được trang bị nóng súng chính với kích cỡ 105mm cùng nhiều nòng súng nhỏ hơn trên tháp pháo. Có thông tin cho rằng, phải cần đến 11 người mới có thể điều khiển được loại xe tăng “khổng lồ” này. Một dự án O-I khác là loại xe tăng nặng 100 tấn, được gọi là Xe tăng Siêu Nặng T100 O-I với cấu trúc đồ sộ và nhiều loại vũ khí lớn nhỏ khác nhau được lắp trên thân xe tăng.

Trong số hai dự án này, chỉ có duy nhất chiếc O-I 120 tấn là từng được lắp ráp thật sự trước khi Chiến Tranh Thế giới Thứ II kết thúc.

Hình ảnh thiết kế của chiếc xe tăng O-I 100, vũ khí quân sự mà quân Nhật  ao ước

Hình ảnh thiết kế của chiếc xe tăng O-I 100, vũ khí quân sự mà quân Nhật mong muốn

Điểm độc đáo trong thiết kế của dòng xe tăng O-I là việc lắp đặt tối đa các loại súng trên tháp pháo. Kiểu thiết kế nhiều súng tháp pháo trở nên phổ biến vào giai đoạn cuối của Thế Chiến thứ I, tuy nhiên đến Thế Chiến thứ II, loại xe tăng nhiều súng tháp pháo đã để lộ nhiều hạn chế nhất định, sau đó dần bị xe tăng súng tháp pháo đơn thay thế. Cho dù vậy, người Nhật vẫn đánh giá cao kiểu thiết kế nhiều súng và tiếp tục vận dụng nó vào các dự án sau.

Chiếc O-I 120 được cho là dài 10m, rộng 4,2m, cao 4m và được trang bị nòng súng 150mm nặng 5 tấn, vũ khí phụ là nhiều pháo chống tăng có kích cỡ 37mm, bên cạnh đó vũ khí quân sự O-I 120 còn được lắp thêm súng máy chống lính bộ hành loại 97 7,7mm.

Nhật Bản đã không thể hiện thực hóa loại vũ khí quân sự này

Nhật Bản đã không thể hiện thực hóa loại vũ khí quân sự này

Động cơ của loại tăng này là cặp đôi động cơ V12 chạy xăng với 500 mã lực, tốc độ trên lý thuyết của O-I 120 đạt 12km/h, chậm hơn nhiều so với các loại tăng siêu nặng của Đức hay Mỹ. 

Mặc dù, O-I 120 chắc chắn đã từng được lắp ráp nhưng không có thông tin hay hình ảnh nào cho thấy loại vũ khí quân sự này đã thật sự hoàn thành. Có nguồn tin cho rằng, sau năm 1944 bản mẫu duy nhất của dòng tăng O-I 120 được vận chuyển đến Manshuria, tuy nhiên sự tồn tại của nó vẫn còn là một bí ẩn cho đến tận ngày nay. 

Đinh Ly

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang