Vũ khí 'sát thủ diệt tăng' của Mỹ 'nham hiểm' đến mức nào?

author 22:00 26/10/2017

(VietQ.vn) - Đây được coi là vũ khí nổi tiếng của Mỹ khi được trang bị trên các trực thăng gunship UH-1, AH-1 và xe đặt trên xe Jeep ở các chiến trường

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Hệ thống TOW được hãng Raytheon của Mỹ phát triển, được biên chế từ 1970 trong quân đội Mỹ và nổi tiếng là sát thủ diệt tăng khi được trang bị trên các trực thăng gunship UH-1, AH-1 và xe đặt trên xe Jeep ở các chiến trường.

Trong một hợp đồng năm 2006 của hãng Raytheon với Quân đội Mỹ, Raytheon đã sản xuất và chuyển giao cho Thủy Quân Lục Chiến Mỹ 976 quả TOW-2B vào tháng 12/2006. TOW được trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn 2 tầng ATK. Các xạ thủ quan sát và dẫn đường đường bay cho tên lửa đến mục tiêu sau khi bắn thông qua kính viễn vọng.

Các chỉ dẫn từ xạ thủ sẽ được truyền tín hiệu từ trung tâm, từ đây xử lý và chuyển tín hiệu được truyền dọc theo hai dây đến ăng ten, tín hiệu này sẽ được truyền đến cuộn dây bắt sóng phía sau TOW rồi từ đây, tín hiệu được chuyển tiếp vào hệ thống điều khiển tên lửa và tên lửa sẽ bay theo yêu cầu của xạ thủ thông qua việc điều chỉnh các cánh bay.

Hệ thống điều khiển phức tạp của tên lửa TOW có tên gọi là Chandler Evans CACS-2. TOW có trọng lượng 19 kg và lắp đầu đạn nặng 3,9 kg. Còn biến thể mới nhất định danh là TOW-2B nặng 22,7 kg lắp đầu đạn nặng 6,2 kg đủ sức xuyên thủng xe tăng bọc giáp phản ứng nổ ERA.

Hệ thống TOW được mệnh danh là sát thủ diệt tăng

Hai phiên bản hiện đại của hệ thống tên lửa chống tăng của Mỹ là TOW-2A và TOW-2B đã được phát triển vào những năm 1980. TOW-2A sử dụng tên lửa với loại hai đầu đạn - đầu đạn chính và đầu đạn phụ trợ.

Khi tên lửa trúng vào mục tiêu, đầu tiên sẽ kích hoạt đầu đạn phụ trợ, tạo ra một phản lực tích lũy và sẽ kích hoạt hệ thống bảo vệ động lực học của xe tăng, tiếp đó viên đạn đi sau phụ trách chính việc vượt qua lớp bảo vệ và xuyên thủng vỏ thép của xe tăng.

TOW-2A có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 3.750 m, tốc độ tên lửa vào khoảng 180 m/s. Đồng thời, tên lửa TOW-2B tấn công xe từ phía trên, nơi mà vỏ giáp mỏng nhất. Phần chiến đấu của TOW-2B “va chạm hạt nhân” bao gồm hai đầu đạn.

Trên TOW-2A được lắp đặt hệ thống dẫn đường cùng với việc truyền tải các lệnh thông qua dây dẫn. Điều này làm cho tổ hợp tên lửa chống tăng (ATGM) tương đối bền vững trước các phương tiện chiến tranh điện tử khác nhau, tuy nhiên người điều khiển cần phải giám sát liên tục cho đến khi nó đến mục tiêu.

Ngoài ra, người điều khiển có thể ngăn chặn những điều tầm thường nhất như khói. TOW-2B có một hệ thống dẫn đường không dây, nhưng nó trở nên dễ bị tổn thương hơn khi bị gây nhiễu, bài báo cho biết.

 Lê Cao (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang