Vụ thẩm mỹ viện Cát Tường: BS Tường tiêm thuốc tê quá liều

author 11:19 22/10/2014

Trong bản cáo trạng lần 2, hành vi phạm tội của cựu giám đốc Trung tâm Thẩm mỹ viện Cát Tường được nâng mức độ nguy hiểm.

Tiêm thuốc tê quá 1,5 lần so với tiêu chuẩn.

Tin tức trên VOV, trong bản cáo trạng lần 2 vừa được VKS Nhân dân TP Hà Nội chuyển sang TAND TP Hà Nội, cựu giám đốc Trung tâm Thẩm mỹ viện Cát Tường Nguyễn Mạnh Tường tiếp tục bị truy tố về hai tội danh: “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” theo quy định tại Điều 246, khoản 2 và “Vi phạm qui định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” theo điều 242, khoản 3 – BLHS.

vụ thẩm mỹ viện cát tường, tìm thấy xác chị huyền, xác chị huyền, tìm thấy xác không đầu, bác sỹ tường, bảo vệ khánh

Hai bị cáo Tường và Khánh tại phiên toà sơ thẩm.

So với bản cáo trạng lần 1, bản cáo trạng lần 2, Nguyễn Mạnh Tường bị thay đổi điều khoản truy tố từ khoản 1, sang khoản 3 của điều 242 - Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác.

Theo đó, hành vi phạm tội của cựu giám đốc Trung tâm Thẩm mỹ viện Cát Tường được nâng mức độ nguy hiểm.

Nếu trước đây, việc truy tố tội danh “Vi phạm qui định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác”, bị cáo Tường chỉ bị truy tố ở trường hợp “gây thiệt hại cho tính mạng của người khác” thì nay, mức độ hậu quả của Nguyễn Mạnh Tường được truy xét ở mức “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.

Theo quan điểm của giới luật sư, hành vi của Nguyễn Mạnh Tường tác động tiêu cực đối với đời sống xã hội nói chung và làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của ngành y nói riêng.

Trước đó, cơ quan cảnh sát điều tra, đã có công văn gửi Sở Y tế TP Hà Nội cung cấp thông tin về Quy trình của việc hút mỡ, bơm ngực; quy trình gây tê trong quá trình hút mỡ, bơm ngực; những loại thuốc được Tường dùng trong quá trình phẩu thuật thẩm mỹ cho chị Lê Thị Thanh Huyền… Đồng thời ngay sau phiên tòa bị hoãn ngày 14/4/2014, Công an Hà Nội lại tiếp tục gửi công văn đề nghị Sở Y tế Hà Nội làm rõ thêm một số vấn đề chuyên môn.

Sở Y tế TP Hà Nội đã có quyết định thành lập Hội đồng khoa học tư vấn chuyên môn bao gồm các phó giáo sư, tiến sĩ y khoa, thạc sĩ y khoa và bác sĩ đầu ngành phẫu thuật thẩm mỹ, hồi sức cấp cứu, dược lâm sàng để xem xét kết luận trường hợp tử vong của chị Lê Thị Thanh Huyền (SN 1974, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Theo đó, Hội đồng khoa học tư vấn chuyên môn đánh giá, những loại thuốc được cựu Giám đốc Trung tâm Thẩm mỹ viện Cát Tường dùng trong quá trình hút mỡ, bơm ngực được pha lẫn vào nhau là không hợp lý.

Trong một số thuốc dùng để pha trộn của cựu bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường dùng trong quá trình phẫu thuật, có hai loại mà Hội đồng khoa học tư vấn chuyên môn cảm thấy khó hiểu là Getamicin và Vitamin C – Hội đồng khoa học không hiểu, Tường phai hai loại thuốc này vào để làm gì.

Đối với thuốc gây tê (Lidocain 5%), việc sử dụng một chai loại 500ml theo Hội đồng khoa học đánh giá là quá cao và có thể gây biến chứng nghiêm trọng.

Đối với liều lượng mà Tường sử dụng để gây tê cho chị Huyền, Hội đồng khoa học nhìn nhận là cao gấp 1,5 lần so với chuẩn quốc tế.Việc chị Huyền có biểu hiện co giật trong quá trình phẫu thuật, được Tường sử dụng thuốc Diazepam nhằm cắt cơn cơ giật là không đúng. 

Đối với quy trình phẫu thuật bằng phương pháp để cho mỡ lắng không qua ly tâm, được cựu bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường áp dụng trong quá trình phẫu thuật, Hội đồng khoa học nhìn nhận là không đúng với quy trình chuẩn.

Tại thời điểm xảy ra vụ án, theo quyết định của Bộ Y tế, phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ là không được phẫu thuật tạo hình như nâng ngực, nâng vú…Mức độ nghiêm trọng của vụ án còn thể hiện ở chỗ, dù không bảo đảm về yêu cầu phẩu thuật hút mỡ, nâng ngực nhưng bị cáo vẫn cố tình thực hiện.Luật sư Vũ Ngọc Chi – Đoàn luật sư TP Hà Nội cũng nhìn nhận rằng, những tình tiết tại phiên tòa bị hoãn ngày 14/4/2014 cùng với lời khai của các nhân viên tại tòa cho thấy được mức độ nguy hiểm mà bị cáo Tường gây ra. Đây cũng là cơ sở để cơ quan điều tra thay đổi khung hình phạt đối với Nguyễn Mạnh Tường.

Xử phạt hành chính vợ Nguyễn Mạnh Tường và các y bác sĩ liên quan

Theo cáo trạng, 9h ngày 18/10/2013, chị Lê Thị Thanh Huyền đến Cát Tường tìm hiểu việc hút mỡ bụng, nâng ngực, giá được thông báo là 50 triệu đồng. 11h hôm sau, chị Huyền đến để thực hiện phẫu thuật. Chiều cùng ngày, sau ca phẫu thuẫn kéo dài 3 tiếng, chị Huyền có biểu hiện tím tái, mạch khó bắt… Do đã đi khỏi thẩm mỹ viện, Tường chỉ đạo nhân viên tiêm hai ống thuốc trợ tim cho bệnh nhân, đồng thời nhờ một đồng nghiệp tại Bệnh viện Bạch Mai tên Thành đến cấp cứu. Khi về đến nơi, Tường tiếp tục tiêm thuốc trợ tim nhưng chị Huyền đã tử vong.Tường báo sự việc cho vợ là Nguyễn Thị Hằng, đồng thời chỉ đạo nhân viên tháo dỡ, thu dọn máy tính, camera, máy ảnh, sổ sách, dụng cụ y tế và các loại thuốc mang về chỗ ở của Phó giám đốc Lê Thị Thúy Mai cất giấu. Chăn, ga, quần áo bệnh nhân, gạc bụng... Tường chỉ đạo cho vào 5 túi nilon màu đen, thuê chở đến chân cầu Vĩnh Tuy vứt.

Khoảng 21h cùng ngày, Tường, Mai, Hằng, Thành và bảo vệ Khánh cùng một nhân viên khác ngồi trên tầng 2 của trung tâm thẩm mỹ bàn nhau và thống nhất đưa xác chị Huyền đến Bệnh viện Bưu điện rồi gọi người nhà nạn nhân đến nhận tử thi.

Khoảng 23h30, Tường đưa ôtô riêng của mình đến Cát Tường rồi cùng Khánh và một bảo vệ tên Công khiêng xác chị Huyền để ở ghế sau, đi tới Bệnh viện Bưu điện. Tường lái xe đi trước, Khánh cầm túi xách và đi xe máy của chị Huyền chở Công đi sau. Mai đi xe máy chở theo vợ Tường.

Đến nơi, thấy bệnh viện đông người, xác chị Huyền bị cứng nên Tường dừng xe bên ngoài. Lúc này, Khánh gợi ý Tường "không đưa xác vào bệnh viện mà vứt xuống sông".Tường đồng ý, lái ôtô lên cầu Vĩnh Tuy. Đến đoạn đường Cổ Linh, quận Long Biên, Khánh chở theo Hằng, vượt ôtô ra hiệu dừng lại. Khánh bỏ lại xe máy, túi xách của chị Huyền ở vỉa hè rồi cùng Hằng lên ôtô của Tường.

Thông tin trên VnExpress cho biết, cơ quan công tố xác định, dọc đường đi, Hằng có can ngăn không vứt xác xuống sông nhưng Tường không nghe. Trên cầu Thanh Trì, thấy không có người, Tường và Khánh khiêng xác chị Huyền vứt xuống sông Hồng.

Hôm sau, sợ bị lộ, Tường bảo Khánh đến chân cầu Vĩnh Tuy nhặt lại túi đựng vải trải giường có chữ Bệnh viện Bạch Mai. Khánh thuê một lao động tự do với giá 400.000 đồng tìm những túi đồ này. Thu lại được 5 túi đồ, Khánh đưa Tường và được cho 500.000 đồng tiền công.

Tường sau đó cùng phó giám đốc Mai và một số nhân viên thu dọn các camera  trong thẩm mỹ viện đem ra cầu Long Biên vứt phi tang. 5 ổ cứng máy tính, họ vứt xuống hồ Hoàng Cầu, quận Đống Đa.Ngày 21/10, Tường và Khánh bị bắt. Suốt nhiều tháng sau đó, dù nhà chức trách và gia đình chị Huyền nỗ lực tìm kiếm nhưng xác thiếu phụ này vẫn bặt tăm. Ngày 17/8, xác chị Huyền được một người dân chài phát hiện dạt vào bờ tại huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Tại bản cáo trạng ra lần hai này, sau khi bị TAND Hà Nội yêu cầu điều tra bổ sung, VKSND Hà Nội cho hay cơ quan chức năng kết luận không có đủ cơ sở để xác định nguyên nhân tử vong của chị Huyền, do tử thi không có đầu, các bộ phận, tay, chân, phần còn lại phân hủy mạnh.

Cơ quan công tố cho rằng, hành vi của bác sĩ Tường và Khánh gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây phẫn nộ trong dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh người thầy thuốc và uy tín của ngành y tế, thiệt hại tinh thần, vật chất cho gia đình nạn nhân và cơ quan Nhà nước trong quá trình điều tra vụ án, tìm kiếm thi thể. Vì thế, lần này VKS nâng khung hình phạt truy tố với Tường, nghi can có thể phải đối diện mức án 20 năm tù, gấp đôi khung hình phạt truy tố trước đây.

Trong vụ án, VKS cho rằng vợ Tường không tố giác chồng là sai phạm nhưng hành vi không cấu thành tội phạm nên chỉ bị phạt hành chính. Với phó giám đốc Mai và 9 nhân viên khác biết bác sĩ Tường hút mỡ, nâng ngực cho chị Huyền gây hậu quả nạn nhân tử vong song cũng không tố cáo. Tuy nhiên, hành vi này không cấu thành tội hình sự. Tương tự, bác sĩ Thành cũng bị xử lý hành chính.

Theo ĐSPL

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang