WHO cảnh báo về sự nguy hiểm của đồ uống có đường tại Việt Nam

author 06:40 23/06/2018

(VietQ.vn) - Những người ăn nhiều đường sẽ đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe nhiều hơn. Mức tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam tăng gấp 7 lần trong 15 năm qua. Một con số đáng báo động.

Những bệnh không truyền nhiễm đến từ đường

Tổ chức Y Thế giới cảnh báo, tỷ lệ sử dụng đồ uống có đường tại Việt Nam đã ở mức báo động. Các khuyến nghị về kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường để phòng, chống bệnh không lây nhiễm cũng đã được đưa ra.

Các nghiên cứu cho thấy, nước ngọt có ga là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như: béo phì, sâu răng, tiểu đường, tim mạch, bệnh thận, gout, loãng xương, thậm chí ảnh hưởng đến bệnh hen và hệ thống sinh sản.

Đồ uống có đường có thể là nguyên nhân gia tăng đến 83% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Chuyên gia y tế cảnh báo, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, nhiều muối, nhiều đường, chất béo bão hòa, ăn ít rau, trái cây, thiếu hoạt động thể lực là những yếu tố làm tăng các bệnh không lây nhiễm hiện nay. 

Những người ăn nhiều đường có nguy cơ mắc các bệnh ung thư nhiều hơn, có mối liên quan trực tiếp giữa ung thư vú, ung thư đại trực tràng với việc tiêu thụ đường. Điều này có khả năng là do thực tế Insulin là một trong những yếu tố quan trọng đứng đằng sau sự tăng trưởng và chia tế bào. Đường làm tăng vọt Insulin lên mức cao bất thường.

Nghiên cứu cho thấy, một đứa trẻ thường xuyên uống nước ngọt sẽ tăng 0,24% chỉ số khối cơ thể (IBM) so với trẻ không uống nước ngọt. Trẻ từ 2-5 tuổi thường xuyên uống nước ngọt thì nguy cơ béo phì lên tới hơn 40%. Nước ngọt cũng là tăng cân ở người lớn.

Tương tự ở phụ nữ, đồ uống có đường cũng gây tác động xấu tới cơ thể. Một nghiên cứu kéo dài trên 8 năm với 50.000 phụ nữ có và không có thói quen uống nước ngọt cho thấy những phụ nữ uống nhiều hơn 1 lon nước ngọt/ngày đã tăng tới 8 kg trọng lượng cơ thể, trong khi giảm tiêu thụ nước ngọt chỉ tăng 2,8 kg. Với mỗi lon nước ngọt uống thêm mỗi ngày, nguy cơ bị béo phì tăng 60% trong 1,5 năm.

Việt Nam cần tiến tới đánh thuế và hạn chế quảng cáo đồ uống có đường

Theo chuyên gia của WHO cho rằng để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường, các doanh nghiệp cần phải dán nhãn sản phẩm nhằm cảnh báo sản phẩm có thể gây những tác hại nhất định cho sức khỏe người dùng.

Bên cạnh đó, cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường để hạn chế tiêu thụ do giá cao hơn; đồng thời hạn chế quảng cáo đồ uống có đường. Ngoài ra, để hạn chế đồ uống có đường, người dân cần tăng cường sử dụng thức ăn có lợi cho sức khỏe như rau, hoa quả.

TS. Guillermo Paraje- chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới cho rằng, hiện nay tại Việt Nam chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào đồ uống có đường, hiện sản phẩm này chỉ chịu ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng 10%. Ông đưa ra 4 phương án áp thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đường.

Phương án 1 là áp thuế 3.500 đồng/lít đồ uống có đường. Theo đó, giá sẽ tăng từ 14% (nước quả) tới 23% (trà và cà phê uống sẵn). Khi có thuế, tiêu thụ sản phẩm này sẽ giảm khoảng 864 triệu lít, số thuế thu được sẽ khoảng 12.090 tỉ đồng.

Phương án 2, áp thuế 35 đồng mỗi gam đường trong 100ml. Khi đó giá sẽ tăng từ 10 (nước quả và nước thể thao) tới 25% (nước uống tăng lực); sức tiêu thụ sẽ giảm khoảng 880 triệu lít; thuế thu được khoảng 12.4000 tỉ.

Phương án 3 là áp thuế 40% giá xuất xưởng, khi đó, giả sử giá xuất xưởng bằng 50% giá bán lẻ, giá bán lẻ sẽ tăng khoảng 20%; tiêu thụ sẽ giảm 863 triệu lít; thuế thu được là 12.400 tỉ đồng.

Phương án 4 là áp thuế 10% giá xuất xưởng, giá tiêu thụ sẽ tăng khoảng 5%; tiêu thụ sẽ giảm 216 triệt lít; thuế thu được khoảng 3.690 tỉ.

Lý giải về đề xuất này, TS. Guillermo Paraje, việc đưa ra 4 phương án nêu trên là thực sự cần thiết. Phương án thứ nhất làm giảm tác động số lượng lớn đồ uống có đường, tạo động cơ bỏ tiêu dùng, giảm tiêu dùng, hoặc đồ uống có đường chưa trong bao bì nhỏ hơn); phương án thứ 2 nhằm tác động trực tiếp làm giảm hàm lượng đường trong đồ uống, từ đó tạo động cơ từ bỏ tiêu dùng, giảm hoặc thay thế đồ uống có hàm lượng đường cao bằng đồ uống có hàm lượng đường thấp hoặc không chứa hàm lượng đường.

"Hai phương án còn lại nhằm tác động tới việc tiêu dùng đồ uống có đường nói chung nhưng nhắm nhiều hơn tới các loại đồ uống có giá cao hơn", TS. Guillermo Paraje nói.

Nguy cơ mắc ung thư cao hơn vì uống đồ uống có đường mỗi ngày(VietQ.vn) - Theo một nghiên cứu mới, uống loại đồ uống có đường mỗi ngày có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các loại ung thư khác nhau.

Uyên Chi

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang