Xây dựng thương hiệu ngành dệt may Việt Nam

author 06:08 11/02/2021

(VietQ.vn) - Trong thời gian tới, ngành dệt may cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu Việt Nam, liên kết chuỗi cung ứng, đồng thời phát triển công nghiệp phụ trợ.

Trong tháng 01/2021, chỉ số sản xuất ngành dệt và chỉ số sản xuất trang phục lần lượt tăng 16,6% và 9,9% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc trong tháng ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020. Do tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, dự báo năm 2021 vẫn là năm thị trường dệt may tiếp tục khó khăn, phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh trên thế giới.

 Thời gian tới, ngành dệt may cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu Việt Nam. Ảnh minh họa

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nhận định, năm 2021 vẫn sẽ đầy khó khăn và bất định đối với ngành dệt may. Trong đó, xu thế hàng hoá dệt may đơn giản sẽ thay thế hàng thời trang, dẫn tới năng lực sản xuất sẵn có sẽ trở nên dư thừa và xuất hiện nhiều yêu cầu các năng lực sản xuất mới. Dù vậy, năm 2021, ngành dệt may vẫn đặt kế hoạch bằng 2020, xuất khẩu cao nhất đạt 39 tỷ USD.

 
Mục tiêu đến năm 2025 ngành phấn đấu kim ngạch xuất khẩu 55 tỉ USD tăng bình quân 9,4%/năm, sử dụng 3 triệu lao động, thặng dư thương mại đạt 33 tỉ USD và giá trị tăng thêm của sản phẩm dệt may xuất khẩu đạt 65%.
 

Bộ Công Thương dự báo, ngành dệt may đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) vừa được ký kết, đặc biệt là tiềm năng mở rộng xuất khẩu đến các thị trường lớn trên thế giới. Đây là yếu tố hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của dệt may Việt Nam trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, trong thời gian tới, ngành dệt may cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu Việt Nam, liên kết chuỗi cung ứng, phát triển công nghiệp phụ trợ. Đổi mới, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp trong tình hình mới, cần tăng cường chuyển đổi số trong quản lý, vận hành doanh nghiệp dệt may, đưa doanh nghiệp dệt may tiếp cận với không gian chung của ngành thời trang thế giới.

Bên cạnh đó, để tận dụng hiệu quả FTA, doanh nghiệp dệt may cần nghiên cứu kỹ cam kết, lộ trình cắt giảm và xóa bỏ thuế quan đối với hàng dệt may. Sau đó, chủ động có kế hoạch đáp ứng quy tắc xuất xứ và nâng cao chất lượng hàng hóa, đáp ứng được yêu cầu của các thị trường nhập khẩu.

Để hỗ trợ hiệu quả và gỡ bỏ vướng mắc, rào cản cho doanh nghiệp ngành dệt may trong thời gian tới, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cũng kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt chiến lược phát triển ngành đến năm 2030 tầm nhìn 2035, chỉ đạo hình thành các khu công nghiệp dệt may lớn có xử lý nước thải tập trung để thu hút các dự án đầu tư vào khâu dệt nhuộm nhằm đáp ứng yêu cầu xuất xứ của các hiệp định thương mại thế hệ mới, nhất là EVFTA, CPTPP...

VITAS: Thực hành mua hàng có trách nhiệm sẽ hỗ trợ ngành dệt may phát triển bền vững(VietQ.vn) - Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) cùng với 8 hiệp hội khác tại 5 quốc gia thuộc mạng lưới STAR đã tham gia sáng kiến yêu cầu thực hành mua hàng có trách nhiệm hơn trong ngành dệt may. Các hoạt động mua hàng có trách nhiệm sẽ hỗ trợ ngành dệt may phát triển bền vững và mang lại lợi ích lâu dài cho người lao động.

Mai Phương

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang