Xe nhập khẩu giá rẻ giảm 'sốc', vì sao người tiêu dùng Việt vẫn phải mua giá cao?

authorHà Thúy 09:14 18/04/2017

(VietQ.vn) - Lý giải lý do nhiều dòng xe giá rẻ từ các nước Asean nhập về giảm trăm triệu đồng nhưng người tiêu dùng Việt vẫn phải mua giá cao.

Sự kiện: Mua ô tô giá rẻ, tiết kiệm nhiên liệu

Vietnamnet cho hay, số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, chỉ riêng 15 ngày tháng 3, đã có trên 4.800 ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống nhập về Việt Nam. Đáng chú ý, mức giá xe ôtô nhập về trung bình chỉ 189 triệu đồng/chiếc, chưa bao gồm các loại thuế.

Nếu so sánh với mức giá nhập về trong khoảng 3 tháng đầu năm 2016 (383 triệu/chiếc), thì giá xe nhập về trong nửa đầu tháng 3/2017 đã giảm rất mạnh. Mức giảm lên đến gần 200 triệu đồng/chiếc.

So với tháng trước, giá xe nhập về trong nửa đầu tháng 3 cũng giảm hơn 60 triệu đồng/chiếc.

Tuy vậy, trên thực tế, những dòng xe mới nhập về từ một số nước Asean như Ấn Độ, Indonesia hay Thái Lan vẫn niêm yết như cũ, và người tiêu dùng Việt không thể mua được xe giá rẻ.

xe-nhap-khau-gia-re-giam-soc-vi-sao-nguoi-tieu-dung-viet-van-phai-mua-gia-cao

 Người tiêu dùng Việt vẫn khó tìm ô tô giá rẻ nhập khẩu để mua. Ảnh minh họa

Nguyên nhân do đâu?

Theo khảo sát của PV Dân Trí tại nhiều đại lý phân phối xe mới ở Hà Nội cho biết xu hướng giảm giá chỉ đến ở các dòng xe lắp ráp trong nước do không chịu thuế nên giá cạnh tranh hơn so với các dòng xe nhập.

Dân Trí cho hay, nếu như so sánh về thuế, xe du lịch dưới 9 chỗ, nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan, Indonesia có thuế suất thấp nhất là 30% và 5% (đối với xe bán tải). Còn đối với xe nhập từ Ấn Độ, Mỹ, Nhật, Hàn vẫn ở ngưỡng 47 - 90% (tuỳ theo dung tích). Trong khi đó xe lắp ráp trong nước hưởng lợi vì không chịu gánh nặng thuế nhập khẩu.

Đối với linh kiện phụ tùng lắp ráp, nếu nhập từ các nước ASEAN, từ năm 2015 các hãng liên doanh ô tô tại Việt Nam không phải chịu mức thuế nhập linh phụ kiện. Ngay cả cụm động cơ nhập từ Nhật Bản về Việt Nam cũng chỉ chịu thuế 3% từ năm 2016 theo cam kết FTA Việt Nam - Nhật Bản.

Còn lại các linh phụ kiện và động cơ có xuất xứ từ các nước thành viên WTO nhập về Việt Nam đều phải chịu mức thuế 20%. Như vậy, nếu xét về thuế, xe trong nước vừa được lợi lớn cả về thuế nhập khẩu với xe nguyên chiếc, lẫn thuế nhập khẩu đối với linh kiện, phụ tùng.

Dẫn lời một doanh nghiệp kinh doanh xe hơi, tờ báo này cho biết, nếu xác định giá xe nhập khẩu dưới 100 triệu đồng/chiếc, người tiêu dùng xác định phải trả gấp 3 hoặc 4 lần con số đó mới có thể lăn bánh trên đường. Như vậy, về Việt Nam, mức giá các loại xe được gọi là "giá rẻ" đã ngang bằng với giá xe phân khúc trung bình hoặc cao cấp.

Bật đèn xe ô tô như thế nào là đúng luật?(VietQ.vn) - Khi tham gia giao thông, ô tô cần phải có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu.

Các dòng xe i10 dung tích xi lanh 1.0L, xe i20 dung tích 1.4L mức thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với hai loại xe đều dưới 40%, sau khi đã tính thuế nhập khẩu. Như vậy, khi về Việt Nam, giá xe nhập khẩu đã tăng gấp 3 lần so với giá khai báo thuế. Cụ thể, Hyundai i10, Hyundai i20 từ Ấn Độ, giá nhập khai báo khoảng 84 đến 96 triệu đồng (đối với i10); đối với i20 là hơn 230 triệu đồng. Nếu cộng các loại thuế và phí nhập về, mức giá rẻ nhất của xe Hyundai i10 đang ở mức 350 triệu đồng/chiếc, xe Hyundai i20 có giá 560 đến hơn 610 triệu đồng/chiếc.

Còn đối với xe nhập giá rẻ xuất xứ từ các nước ASEAN như: Toyota Fortuner (nhập Indonesia); Honda Civic, Honda Accord, Toyota Yaris... (nhập Thái Lan) đều có mức thuế nhập 30%. Điều này khiến xe nhập từ các nước chênh giá cao hơn so với xe trong nước lắp ráp cùng phân khúc như: Toyota Vios, Mazda 3, Honda CRV, Ford Everest hay Mazda CX5 được lắp ráp trong nước.

Hà Thúy (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang