Xe tăng T-14 Armata của Nga thành 'bá chủ' toàn cầu nhờ ‘nanh vuốt’ mới

author 21:03 18/04/2017

(VietQ.vn) - Xe tăng T-14 Armata hiện đang được Nga triển khai kế hoạch trang bị một loại đạn pháo hạt nhân nhằm nâng tầm uy lực của mãnh thú này khiến nó trở thành vũ khí uy lực nhất trên chiến trường.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Báo Infonet dẫn thông tin từ Tạp chí The Diplomat, xe tăng T-14 Armata, loại xe tăng thế hệ thứ ba mới của Nga và được coi là xe thiết giáp lợi hại nhất của nước này, trong tương lai sẽ càng trở nên đáng gờm hơn.

Theo một số nguồn tin, hãng quốc phòng Nga Uralvagonzavod (UVZ), không những sẽ lắp đặt loại pháo mới có cỡ nòng 152mm cho xe tăng T-14 Armata mà còn trang bị cho xe tăng này một loại đạn pháo hạt nhân dùng trên chiến trường.

Hiện vẫn chưa rõ loại đạn pháo này đang được phát triển hay chưa. Các học thuyết quân sự của Nga không đề cập đến việc sử dụng các loại vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ trên chiến trường. Tuy nhiên, Nga đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc phát triển công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân.

Xe tăng T-14  Armata của Nga. Ảnh: VnExpress

Xe tăng T-14 Armata của Nga. Ảnh: VnExpress

Xe tăng T-14 Armata là xe tăng chiến đấu thế hệ mới do Nga chế tạo kể từ khi Liên Xô tan rã. Nó được lắp đặt các hệ thống tự vệ chủ động, ví dụ như giáp phản ứng được cho là có thể chống chịu các loại đạn và tên lửa chống tăng hiện đại nhất hiện nay.

Thêm vào đó, xe tăng T-14 Armata sẽ là một loại xe tăng sẽ dần trở thành một loại khí tài tự động hoàn toàn trong tương lai. Hiện nó có thể được điều khiển từ xa và có một tháp pháo hoạt động tự động. Khung xe đã được áp dụng trong nhiều loại xe thiết giáp khác nhau của Nga, bao gồm một loại pháo tự hành, một xe hỗ trợ công binh và xe vận chuyển binh lính. Trong tương lai, 70% số xe thiết giáp của Quân đội Nga sẽ được thay thế bằng các loại xe sử dụng khung xe Armata.

Trong khi đó, báo VnExpress đưa tin, nói tới siêu tăng T-14 Armata, theo nhận định của nhiều chuyên gia quân sự cho rằng,xe tăng này có các tính năng phòng thủ ưu việt hơn nhiều so với các dòng xe tăng trước của Nga, nhờ trang bị các hệ thống phòng thủ tối tân để đối phó với các cuộc tấn công bất ngờ.

Vũ khí quân sự: Xe tăng Type 10 của Nhật Bản lợi hại(VietQ.vn) - Xe tăng Type 10 là một loại vũ khí quân sự cỡ nhỏ của Nhật Bản nhưng nói đến sức mạnh nó không hề thua kém đối thủ hiện đại thế giới.

Trước hết, xe tăng T-14 Armata được trang bị Hệ thống Phòng thủ Chủ động Afganit gồm hai cơ chế phòng thủ cứng và mềm nhờ radar mảng pha chủ động (AESA) sóng mm tiên tiến giúp nó bao quát xung quanh và cảnh báo khi bị tên lửa tấn công.

Cơ chế "phòng thủ mềm" được sử dụng để đánh lừa tên lửa. Ngay sau khi radar AESA phát hiện tên lửa đang bay tới, 4 quả lựu đạn khói đa quang phổ lập tức được phóng ra, tạo thành một bức màn khói dày đặc che phủ xe tăng, giúp nó che giấu tín hiệu hồng ngoại và vô hiệu hóa các thiết bị chỉ thị mục tiêu bằng radar và laser.

Bị màn khói dày đặc này che mắt, xạ thủ điều khiển tên lửa TOW dẫn đường bằng quang học sẽ rất dễ bắn trượt mục tiêu. Việc radar phát hiện tên lửa từ sớm cũng giúp kíp lái có thêm thời gian để cơ động đến vị trí an toàn.

Cơ chế "phòng thủ cứng" dùng để vô hiệu hóa các tên lửa tấn công bất ngờ. Hệ thống radar Afganit tự động điều khiển tháp pháo hướng về phía tên lửa để 5 ống phóng mỗi bên phóng rocket diệt mục tiêu đang tiếp cận. Hệ thống Afganit tuy chưa được thử nghiệm trong thực chiến nhưng các hệ thống phòng thủ cứng khác như Trophy của Israel đã tỏ ra hiệu quả trong đối phó tên lửa.

Xe tăng T-14  Armata sẽ là một loại xe tăng sẽ dần trở thành một loại khí tài tự động hoàn toàn trong tương lai. Ảnh: Infonet

Xe tăng T-14 Armata sẽ là một loại xe tăng sẽ dần trở thành một loại khí tài tự động hoàn toàn trong tương lai. Ảnh: Infonet

Ngoài ra, lớp giáp thường của T-14 Armata được cho là mỏng hơn một chút (nặng khoảng 40-60 tấn) so với tăng M1A2 Abrams (nặng 70 tấn) và Leopard 2. Theo các nguồn tin từ Nga, giáp ERA hợp kim gốm có độ bền ngang với lớp giáp đặc RHA dày 120-140 cm để chống lại đạn HEAT, có thể chống lại đạn xuyên giáp đặc 90 cm của tên lửa TOW-2A. Tuy nhiên, lớp giáp này có thể bị vô hiệu trước tên lửa TOW-2B, bởi phần nóc xe và tháp pháo thường có lớp giáp mỏng hơn.

Tuy nhiên, tháp pháo của xe tăng T-14 Armata được thiết kế không có người bên trong, nên dù tên lửa TOW-2B có thể phá hủy các thiết bị quan sát, cảm biến, kíp tăng bên trong vẫn sống sót. Xe tăng có thể rút lui an toàn để sửa chữa, nhờ các lớp giáp bên thân vẫn hoạt động tốt. Việc giúp kíp tăng sống sót là mục tiêu cuối cùng của các nhà thiết kế hệ thống phòng thủ xe tăng.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang