Sơ cứu khẩn cấp cho người bị ngộ độc thuốc trừ sâu

author 06:46 11/10/2015

(VietQ.vn) - Hoá chất bảo vệ thực vật là các hoá chất dùng để điều hoà sinh trưởng, làm rụng lá, làm khô, làm sai quả, phòng rụng quả, các chất dùng trong bảo quản hàng hoá thực vật.

Sự kiện: Mẹo vặt gia đình

Theo tổ chức Nông lương thế giới, hóa chất bảo vệ thực vật (hay còn gọi là thuốc trừ sâu) là một chất, hay hỗn hợp các chất được dùng để phòng, phá hủy hay diệt các sinh vật gây hại, bao gồm cả vector truyền bệnh của người hay gia súc. Và các chất dùng để loại trừ những loại cây cỏ dại hoặc các động vật gây hại trong quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển thực phẩm, lương thực,... Nếu bị nhiễm hoặc uống phải thuốc trừ sâu có thể dẫn đến tử vong. Do đó, khi phát hiện các triệu chứng của người bệnh, cần biết cách xử trí ngộ độc thuốc sâu kịp thời, nhanh chóng.

Dấu hiệu ngộ độc thuốc trừ sâu

Khi bị ngộ độc thuốc trừ sâu, cơ thể có những dấu hiệu đặc trưng như tình trạng sức khỏe yếu, da bị kích thích, có cảm giác bỏng, rát, toát mồ hôi nhiều, da xạm tái. Mắt bị ngứa, cũng có cảm giác bỏng, rát, chảy nước mắt, nhìn mờ, đồng tử mắt bị co lại hay giãn ra.

xử lý ngộ độc thuốc sâu nhanh chóng

Để xử trí ngộ độc thuốc sâu hiệu quả, cần nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh

Hệ thống tiêu hóa bị ảnh hưởng với cảm giác bỏng rát ở miệng và họng, tiết nước bọt nhiều, nôn, mửa, đau bụng và tiêu chảy. Hệ thần kinh bị tác động với triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, rối loạn tâm thần, co giật, choáng váng, nói líu lưỡi, không có ý thức. Hệ hô hấp cũng biểu hiện triệu chứng ho, tức ngực, khó thở và thở khò khè...

Xử trí sơ cấp cứu ngộ độc

Nếu gặp trường hợp hóa chất thuốc trừ sâu chỉ bị bám dính vào vào da và mắt, hãy nhanh chóng rửa ngay mắt bằng một lượng nước sạch nhiều trong thời gian 5 phút. Nếu thuốc sâu dính trên toàn bộ cơ thể, hãy cởi quần áo thấm ướt hóa chất đang mặc trên người càng nhanh càng tốt, di chuyển ra khỏi nơi bị nhiễm độc và tắm gội bằng xà phòng trong vòng 10 phút.

Trường hợp nạn nhân uống thuốc trừ sâu có độc tính cao

Nếu phát hiện nạn nhân bất tỉnh và có uống thuốc trừ sâu, người sơ cứu không nên dùng phương pháp hô hấp nhân tạo, vì sẽ gây nguy hiểm cho người sơ cấp cứu. Trường hợp này phải hô hấp nhân tạo bằng máy thở hỗ trợ.

Nếu nạn nhân còn tỉnh sau khi uống thuốc sâu, nên kích thích cho nôn mửa nếu nạn nhân còn tỉnh táo. Cần để nạn nhân ở tư thế đứng hay ngồi và móc họng cho nạn nhân nôn mửa. Sau đó, bất kỳ nạn nhân có nôn mửa hay không nôn mửa đều cho uống than hoạt với nửa cốc nước sạch và lặp lại cho đến khi có thể cho uống thuốc chống độc được.

Chú ý, không nên cho nạn nhân nôn mửa khi uống phải dạng hóa chất dầu phụ hoặc các sản phẩm pha như dầu diezel, dầu hỏa vì có thể gây ra hiện tượng xông hơi của hóa chất qua chất nôn mửa và điều này có thể làm tăng độ nguy hiểm.

Trường hợp nạn nhân nhiễm độc thuốc trừ sâu qua các con đường khác

xử lý ngộ độc thuốc sâu nhanh chóng

Nếu nạn nhân bất tỉnh do nhiễm thuốc sâu qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc thì xử lý ngộ độc thuốc trừ sâu bằng cách hô hấp nhân tạp

Nếu nạn không uống thuốc trừ sâu mà bị nhiễm độc qua đường khác và dẫn đến bất tỉnh thì có thể hô hấp nhân tạo bằng thổi miệng. Đặt nạn nhân nằm ngửa với tư thế ngửa cổ và một tay giữ sau gáy. Một tay khác đặt lên trán và dùng ngón tay cái, ngón tay trỏ giữ mũi không cho không khí thoát ra.

Đặt miệng áp sát và thổi mạnh vào miệng của nạn nhân. Thổi mạnh đến khi thấy ngực thở phồng lên thì ngưng thổi để nạn nhân tự thở ra. Thổi hơi mạnh tiếp tục thêm một lần nữa, cứ như vậy thực hiện từ 10 - 12 lần trong một phút, mỗi lần thổi trong vòng 5 giây.Việc hô hấp nhân tạo cần phải thực hiện kiên trì cho đến khi cứu sống được nạn nhân. 

Nạn nhân sau khi được sơ cấp cứu cần chuyển ngay đến bệnh viện nơi gần nhất. Mức độ điều trị nạn nhân bị nhiễm độc thuốc trừ sâu phải tuân theo hướng dẫn quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đồng thời danh sách các độc chất cần được thông báo cụ thể đến các cơ sở y tế.

Ly Ly (T/h)


 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang