Xử phạt gần 60 tỷ đồng các vi phạm hàng giả, hàng kém chất lượng

author 19:14 09/10/2016

(VietQ.vn) - Mặc dù xử phạt vi phạm hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm hại sở hữu trí tuệ gần 58 tỉ đồng trong 9 tháng đầu năm 2016 nhưng vẫn còn đó những bất cập.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, trong 9 tháng năm 2016, lực lượng Quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra và phát hiện 29.403 vụ về hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ với số tiền xử phạt là 58 tỷ đồng.

Trong đó, sản phẩm giả về chất lượng công dụng chiếm 2.288 vụ; giả mạo về nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý, bao bì 1.534 vụ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 316 vụ, vi phạm về tem nhãn, bao bì hàng hóa 350 vụ và nhãn dán hàng hóa 22.850 vụ.

Nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù lực lượng thực thi pháp luật trong lĩnh vực này đã xử phạt, thu về ngân sách nhà nước 58 tỷ đồng nhưng con số đó cho thấy chưa cân xứng với những vi phạm, gian lận thương mại, xâm hại bản quyền nghiêm trọng đang tồn tại trong thực tế. Các ý kiến có đề xuất về việc, các cơ quan thực thi pháp luật trong lĩnh vực này cần xử lý nghiêm minh, mạnh tay hơn đối với nhóm tội phạm này để nâng cao tính răn đe, ngăn ngừa vi phạm.

 Lực lượng Quản lý thị trường đã xử phạt vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ với số tiền xử phạt là 58 tỷ đồng

 

Lý giải về những bất cập này, đại diện Cục Quản lý thị trường cũng thừa nhận, mặc dù trong thời gian qua, công tác phối hợp trong kiểm tra, bắt giữ xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giữa các lực lượng thực thi đã có chuyển biến tích cực và bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan, nhưng chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Đây là những bất cập tồn tại do công tác trao đổi thông tin chưa được thường xuyên, còn thiếu tính kịp thời, đôi khi phối hợp trong kiểm tra, thanh tra còn chậm trễ, ảnh hưởng đến kế hoạch hành động.

Trong khi đó, nhận thức của cộng đồng về sở hữu trí tuệ chưa được nâng cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng thực thi còn hạn chế và cơ chế thực thi còn chồng chéo, chưa đồng bộ đã dẫn đến những thực trạng đáng tiếc kể trên.

3.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại chỉ khởi tố được 147 vụ(VietQ.vn) - Từ năm 2011 đến nay, Hải quan phát hiện hơn 3.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, khởi tố hình sự 147 vụ việc...

Vì thế, Cục Quản lý thị trường cho rằng, để hoạt động phối hợp đạt hiệu quả nên tiến hành toàn diện trên các mặt như nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện xây dựng chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhằm phù hợp với thực tế trong nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, cơ chế phối hợp phải được thiết lập đồng bộ ở cả trung ương và địa phương, theo cả chiều dọc và chiều ngang.

Cơ quan chức năng cần thường xuyên thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để phát hiện, xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở một số địa bàn, khu vực theo kế hoạch; kết hợp kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất, kiểm tra các loại mặt hàng có những biểu hiện gây ảnh hưởng đến sự mất ổn định thị trường.

Đồng thời, cần tiếp tục xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ, chia sẻ các báo cáo hàng năm của lực lượng liên quan đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ, từ đó rút kinh nghiệm và bàn các giải pháp trong các giai đoạn tiếp theo.



Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang