Xúc tiến thương mại hợp tác xã là then chốt quan trọng để đẩy mạnh cung cầu

author 19:25 15/11/2018

(VietQ.vn) - Hội nghị kết nối cung cầu HTX tỉnh Hòa Bình năm 2018 với sự tham gia của các doanh nghiệp, siêu thị, nhà phân phối ở Hà Nội, TP.HCM, Hòa Bình cùng 30 HTX sản xuất nông sản, thực phẩm vừa diễn ra tại tỉnh này.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Văn Thành – Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Hòa Bình cho biết, tính đến 30/9/2018, toàn tỉnhcó 262 HTX đang hoạt động, trong đó có 197 HTX nông nghiệp (chiếm 75,19% tổng số HTX toàn tỉnh). Doanh thu hàng hóa và cung cấp dịch vụ đạt hơn 600 triệu đồng với doanh thu bình quân là 2.315,2 triệu đồng/HTX.

“Đã có nhiều HTX thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực, quy mô lớn tại các địa phương. Sản phẩm tiêu biểu của HTX như rau, cây có múi, cá Sông Đà, cây dược liệu, nhãn, gà đồi, lợn bản địa, mía tím… có năng suất, chất lượng cao và đồng đều, được tiêu thụ tại Hà Nội cùng một số tỉnh trong cả nước”, ông Thành nói.

Ông Trần Văn Thành – Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Hòa Bình.

Để nâng cao uy tín thương hiệu và sức cạnh tranh các sản phẩm nông sản của Hòa Bình trên thị trường, một trong những tiêu chí mà Liên minh HTX tỉnh này đặt ra là sản xuất phải an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường và tiến tới xuất khẩu. Để làm được điều đó, phải đề ra quy trình sản xuất chuẩn và được người dân, các cơ quan Nhà nước tập trung vào kiểm tra, kiểm soát đảm bảo chất lượng phải đồng đều và theo quy định.

Tập trung xây dựng thương hiệu và quảng bá truy xuất nguồn gốc sản phẩm để đưa sản phẩm có chất lượng ra thị trường đến tham gia hội chợ, hội nghị kết nối cung cầu và các diễn đàn để quảng bá sản phẩm của mình. Thông qua những kênh đó nâng được giá trị sản phẩm.

Ứng dụng Blockchain để nông sản Việt không bị 'mượn tên' ở nước ngoài(VietQ.vn) - Nông sản Việt Nam đã có mặt tại 180 nước trên thế giới trong đó có Mỹ, EU, Nhật Bản và liên tục xuất siêu. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam lại đang được biết đến dưới tên những nước khác.

Tại Hội nghị, ông Đoàn Xuân Huy - Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Kết nối Thanh toán toàn cầu (GPC) cho biết, sàn thương mại điện tử Gcaeco.vn chuyên về nông nghiệp, sản phẩm thủy hải sản đã phát triển và hoàn toàn làm chủ công nghệ Blockchain, cho phép người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc, hành trình nông sản, thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn. Kết hợp với đó là thao tác thanh toán nhanh bảo mật (Fast payment security) đi kèm hợp đồng thông minh (Smart contract), tích hợp công nghệ IoT qua cổng kết nối API giúp các bên tham gia cùng theo dõi, giám sát chuỗi theo cách minh bạch nhất.

Ông Đoàn Xuân Huy - Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Kết nối Thanh toán toàn cầu (GPC) phát biểu tại Hội nghị.

“Chúng tôi mong muốn người sản xuất, nuôi trồng có thể sản xuất ra sản phẩm được bày bán trên sàn thương mại điện tử của chúng tôi. Đây sẽ là ứng dụng tiện ích mang lại hiệu quả cho mọi người với giao dịch mua – bán hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi sẽ sớm công bố kết quả thực hiện trong thời gian tới để mọi người yên tâm đưa sản phẩm lên sàn giao dịch và hướng tới xuất khẩu”, ông Huy nói.

Kết thúc buổi Hội thảo, ông Nguyễn Văn Thịnh – Phó chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam cho hay, Hội nghị kết nối cung cầu HTX tỉnh Hòa Bình trước mắt là sự kết nối, kí kết hợp tác đầu tư giữa 24 doanh nghiệp có mặt tại đây với 30 HTX đại diện cho các địa phương của tỉnh Hòa Bình sản xuất những sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng.

Cũng theo ông Thịnh, xúc tiến thương mại HTX là then chốt quan trọng với HTX. Nếu doanh nghiệp có thể tìm kiếm thị trường, tự tìm, tự giới thiệu hàng hóa, bán sản phẩm cho doanh nghiệp của mình thì HTX là khu vực thành viên với đa phần là nông dân lao động nên sự hỗ trợ về đầu ra, xúc tiến thương mại cực kỳ quan trọng. HTX sẽ không làm được nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước.

 Nguyễn Huệ

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang