Yếu tố giúp doanh nghiệp vươn lên thành công hậu khủng hoảng Covid-19

author 07:08 19/05/2020

(VietQ.vn) - Lãnh đạo các doanh nghiệp cho rằng, những yếu tố cần thiết để vươn lên thành công hậu khủng hoảng đó là: Linh hoạt làm việc, sự bền bỉ và nhanh nhạy và đầu tư công nghệ được thúc đẩy phát triển nhờ cuộc khủng hoảng sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.

Khi các nền kinh tế - trong đó có Việt Nam bắt đầu mở cửa trở lại, khái niệm “bình thường mới nơi làm việc” xuất hiện cùng với những hệ quả từ tác động của đại dịch lên nền kinh tế ngày càng trở nên rõ rệt hơn. Lãnh đạo các doanh nghiệp đóng vai trò "đầu tàu" quyết định trong việc định hướng đưa doanh nghiệp vượt qua những khó khăn trong giai đoạn này và vươn lên phục hồi sau khủng hoảng.

Đầu tư công nghệ là một trong những yếu tố cần thiết giúp doanh nghiệp vươn lên hậu khủng hoảng Covid-19. Ảnh minh họa. 

Theo kết quả từ Khảo sát lãnh đạo tài chính toàn cầu về Covid-19 được PwC công bố vừa qua, các lãnh đạo doanh nghiệp – trong đó có các lãnh đạo tài chính (CFO) tham gia khảo sát – sẽ phải đối mặt với một loạt quyết định quan trọng có tác động sâu rộng: về sức khỏe của nhân viên, khách hàng và các bên liên quan; về tài chính tương lai của doanh nghiệp; và rộng hơn là tác động tới xã hội.

Cụ thể, sự bùng phát của dịch Covid-19 đang thay đổi vận hành của doanh nghiệp. Có 85% lãnh đạo doanh nghiệp được khảo sát dự kiến doanh thu/lợi nhuận sẽ sụt giảm trong năm nay dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Dù phải đối mặt với thực tế suy giảm về doanh thu, kết quả ghi nhận các công ty đang ngày một chú trọng đảm bảo an toàn và sức khỏe cho nhân viên.

Cũng theo báo cáo, 76% các CFO dự định thay đổi các biện pháp bảo đảm an toàn nơi làm việc, tăng 12% so với kết quả hai tuần trước đó. Chỉ số này cũng phần nào lý giải con số 70% các CFO “rất tự tin” rằng doanh nghiệp có thể thiết lập môi trường làm việc đảm bảo an toàn cho nhân viên.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Hoàng Hùng, Phó Tổng Giám đốc, kiêm Lãnh đạo khối doanh nghiệp tư nhân PwC Việt Nam nhận định: "Chính phủ đã thực hiện rất tốt các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, nhờ vậy từ cuối tháng 4/2020 Việt Nam đã bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế.

Khi các doanh nghiệp bắt đầu thích nghi với hoạt động trong giai đoạn “bình thường mới”, chúng ta không thể chủ quan. Khó có thể biết trước các kế hoạch hoạt động trở lại sẽ cần thay đổi ra sao để đáp ứng những biến động khó lường của thực tế. Vì vậy nếu chủ động cân nhắc những biện pháp ứng phó khác nhau, doanh nghiệp sẽ đạt được lợi thế nhất định".

Đồng thời, việc chuyển sang giai đoạn bình thường mới và hồi phục đòi hỏi các công ty phải nắm bắt những giải pháp tối ưu để đảm bảo an toàn bền vững nơi làm việc.

Đáng chú ý, hướng tới những yếu tố cần thiết để vươn lên thành công hậu khủng hoảng, phần đa các CFO cho rằng linh hoạt làm việc (72%), sự bền bỉ và nhanh nhạy (65%) và đầu tư công nghệ (52%) được thúc đẩy phát triển nhờ cuộc khủng hoảng sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Bởi vậy, không ngạc nhiên khi chỉ 16% các CFO đang cân nhắc trì hoãn hoặc hủy các kế hoạch đầu tư vào chuyển đổi số…

Chính phủ dự kiến 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế(VietQ.vn) - Dự kiến hai kịch bản tăng trưởng của Việt Nam năm 2020, Chính phủ cũng nhấn mạnh yêu cầu xây dựng các kịch bản “vực dậy” nền kinh tế để nền kinh tế sẵn sàng chuyển sang trạng thái hoạt động bình thường mới và các phương án, kế hoạch phục hồi ngay, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững sau dịch.

Thanh Tùng

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang