Chất lượng sống

Nhân vật

Cả làng nuôi ngựa bạch tậu xe hơi tiền tỷ

authorMinh Nguyệt 05:39 05/08/2016

(VietQ.vn) - Hàng chục hộ dân tại làng Phẩm (Thái Nguyên) nhiều năm nay trở nên khá giả nhờ chuyển sang nghề nuôi và buôn bán ngựa bạch.

Sự kiện: Làm giàu

Làng Phẩm (xã Dương Thành, huyện Phú Bình, Thái Nguyên) được coi là làng tỷ phú bởi nơi đây có rất nhiều những ngôi Nhà đẹp, hiệu quả từ Kinh doanh đúng hướng. Ảnh: VietNamNet

 

Trước năm 1990, làng Phẩm chủ yếu làm nông nghiệp, sau đó nhiều hộ dân chuyển sang nuôi ngựa bạch bán lấy thực phẩm hoặc nấu cao, làm giò... Cũng từ đó, đời sống kinh tế khá giả hơn, nhiều hộ xây được nhà lầu, tậu xe hơi chỉ trong vòng vài năm. Ảnh: Zing.vn

 

Ngựa được nhập về nuôi chủ yếu từ Trung Quốc và vùng núi cao Lào Cai, Cao Bằng với giá từ 15 - 20 triệu đồng. Sau một năm vỗ béo đúng tiêu chuẩn, chúng được bán với giá 50 - 60 triệu đồng. Nếu mổ thịt hoặc nấu cao giá sẽ cao hơn rất nhiều. Ảnh: Zing.vn

 

Chị Nguyễn Thị Nhiên cho biết, nhà chị nuôi ngựa từ cách đây 15 năm. Sau một thời gian, khi việc nấu cao ngựa bán cho các thương lái rộ lên, chị chuyển sang việc này và đã xây ngôi nhà với chi phí gần 1 tỷ đồng, mua được ôtô thuận tiện cho việc đi lại. Ảnh: VietNamNet

 

Hiện tại, gia đình chị vẫn nuôi ngựa để nấu cao, phần còn lại làm giò bán với giá khoảng 500.000 đồng/kg. Ảnh: VietNamNet 

 

Kho đông lạnh xương ngựa để làm cao, giá bán khoảng 1,8 triệu đồng/lạng thành phẩm. Cao ngựa có thể trị các bệnh về xương khớp. Ảnh: VietNamNet 

 

Tương tự, nhà chị Dương Thị Cúc cũng nhờ nuôi ngựa mà xây được nhà trên 800 triệu đồng. Chị cho biết, có thời điểm các thương lái đặt nấu cao ngựa liên tục, nghe điện thoại không xuể. Ảnh: VietNamNet 

 

Trung bình, mỗi năm nhà chị Cúc lãi được 300 triệu đồng nhờ nuôi ngựa nấu cao. Hiện tại nhà chị nuôi 4 con ngựa bạch. Sau khi bán một con, gia đình lại mua con khác về thay thế, quay vòng vốn. Ảnh: Zing.vn

 

Ông Dương Quang Bách (72 tuổi), Phó chủ nhiệm HTX, hiện có đàn ngựa 5 con trong đó có 1 con ngựa kim, cho biết ngựa bạch rất dễ nhầm với ngựa kim (có giá trị thấp hơn) vì đều có màu trắng. Điểm chung là thức ăn của cả 2 loại ngựa này đều đơn giản là ngô, sắn, cỏ... có sẵn tại địa phương. Ảnh: VietNamNet

 

Một đặc điểm rất quan trọng để nhận biết ngựa bạch là đôi mắt đặc biệt. Mắt ngựa bạch phải có màu trắng, con ngươi phải đỏ rực lên khi gặp ảnh đèn khi trời tối, ông Bách trao đổi thêm kinh nghiệm. Ảnh: Zing.vn

 

Thích và chia sẻ bài viết:

bình luận ()

Bình luận

tin liên quan

video hot

Về đầu trang