Kinh doanh

Sản phẩm dịch vụ

Đặc sản vùng cao được săn lùng làm quà biếu tết

author 07:52 22/12/2013

(VietQ.vn) - Những đặc sản như gà chín cựa, cá trắm đen, lợn mán, lạp xưởng, thịt trâu gác bếp, thịt cá quả nướng, cá kho tộ... dịp tết đến, xuân về thường người dân tìm kiếm để sử dụng hoặc làm quà biếu dịp tết.

Tết Giáp Ngọ 2014 đang tới gần, dù kinh tế khó khăn, thu nhập không nhiều nhưng những thực phẩm, đặc sản như kể trên vẫn được chào mời, tìm kiếm phục vụ tết.

Lạp xưởng gác bếp

Mỗi dịp tết đến, đã thành lệ, cứ đến khoảng 27, 28 tháng Chạp, người dân khắp các bản làng lại nô nức rủ nhau mổ lợn. Cứ hai, ba nhà chung nhau đụng một con. Thịt để làm nhân bánh chưng, làm các món kho, nướng, quay, luộc… ăn trong mấy ngày tết. Và bao giờ người ta cũng dành ra một ít lòng non, một phần thịt để làm lấy một vài cân lạp xường.

Lạp xưởng gác bếp một món đặc sản lâu đời của người dân tộc miền Tây Bắc của Tổ quốc

Lạp xưởng gác bếp một món đặc sản lâu đời của người dân tộc miền Tây Bắc của Tổ quốc. Ảnh minh họa

Để làm nhân lạp xường người ta chọn loại thịt nửa nạc nửa mỡ. Bởi nạc nhiều, lạp xường sẽ khô, sác; mỡ nhiều, lạp xường sẽ nhão, ăn mau ngấy nên loại thịt thích hợp nhất để làm lạp xường là thịt vai. Thịt được lạng bỏ lớp bì, thái miếng vừa phải, ướp muối, đường, bột ngọt. Và không thể thiếu một ít rượu trắng, một ít nước gừng và một ít quả mắc mật khô xay nhỏ ướp cùng. Theo kinh nghiệm của đồng bào nơi đây thì ướp thịt với rượu trắng và nước gừng như vậy khiến cho lạp xường sẽ có mùi thơm rất đặc trưng, để được lâu mà không bị hỏng.

Lạp xường được nắng, được hơi lửa, cứ ánh lên màu đỏ hồng của thịt nạc xen những đường vân trắng ngà của thịt mỡ trông thật hấp dẫn. Ngày 27, 28 làm lạp xường thì khoảng mồng 2, mồng 3 tết là ăn được.

Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt này thường được làm từ bắp của những chú trâu, bò nhà thả rông trên các vùng núi đồi Tây Bắc. Khi làm, người ta lóc các thớ thịt ra thành từng miếng kiểu con chì và thái dọc thớ, rồi hun bằng khói của than củi từ các núi đá. Những miếng thịt tươi ấy sẽ được gia giảm thêm rất nhiều hương liệu và gia vị, mặc dù những gia vị ấy nghe có vẻ rất quen thuộc như: muối, gừng, ớt, tiêu rừng.

Sau khi đã tẩm ướp xong, người Thái Đen sẽ mắc những dây thịt trên giàn bếp, hun khói từ củi cây rừng. Gác bếp suốt hai tháng liền, khối thịt trâu ám khói đen và khô lại, thấm hết mọi gia vị vào trong. Trên bề mặt vẫn còn những hạt tiêu rừng, miếng ớt, miếng gừng… Cách làm chỉ đơn giản như thế nhưng khô trâu là món đặc sản của nhiều tộc ở vùng Tây Bắc.
Gà chín cựa
Gà chín cựa có kích cỡ nhỏ và nặng thông thường không quá 1,5kg. Mào gà đỏ tươi như máu, đuôi cong vút tựa cầu vồng và rất mảnh. Giống gà này còn có đôi mắt sáng quắc và không tỏ ra hoảng hốt ngay cả khi bị giữ chặt, chúng cũng có đặc điểm hiếu chiến và hung dữ. Gà khi đủ lông đủ cánh, chúng bay như chim, bởi chân ngắn và sải cánh rất rộng, gà trưởng thành có thân hình rắn chắc có năm màu ngũ hành đỏ son của mào, vàng rơm của chân, đen trắng xen xanh cánh trả của lông. Giống gà này rất khôn, thường được dùng để coi nhà như chó.

Lợn mán - lợn mường được săn tìm

Lợn Mán xịn (Lợn Mường) là giống bản xứ luôn dũi đất ( có nơi còn gọi là lợn dũi đất ), chỉ đạt tối đa khoảng 35 kg/con trở về, được nuôi thả rông và tự kiếm ăn. Đặc điểm không to xương. Mõm nhọn, tai bé, mình dài, chân gầy, đặc biệt là lông dài và cứng (lông càng cứng càng rậm ăn càng thơm ngon), chân lông ba lỗ, nuôi lâu lớn, thức ăn chủ yếu là chất xơ (90%), chúng ăn sống trực tiếp hầu hết tất cả các loại cây, rau, củ, quả có sẵn tại địa phương. Thịt Lợn Mán đặc biệt thơm ngon, mềm giòn bùi, bì giòn chân lông ba lỗ, mỡ thơm ngậy ăn không ngấy và được nhiều người tiêu dùng rất ưa chuộng, giới sành ăn săn tìm.

Gạo nếp nương

Gạo nếp nương nổi tiếng khắp cả nước. Gạo nếp nương là một đặc sản Miền Bắc nó được trồng nhiều ở Tây Bắc còn loại nếp nương ngon và nổi tiếng nhất chỉ có thể là nếp nương Điện Biên. Đối với các tỉnh Đồng Bằng Bắc Bộ thì sản phẩm được mọi người quý và tôn trọng nhất chính là gạo. Gạo nếp nó có một mùi thơm rất đặc trưng. Ở các vùng quê nước ta nếp hương được đặc biệt quan tâm vì nó có mùi rất thơm. Gạo nếp thường được dùng trong những dịp đặc biệt như ma chay, cưới xin, giỗ chạp, lễ tết... Gạo nếp nương Điện Biên được khí hậu phù hợp nên nó có đặc điểm hạt to, hạt trong, hạt đục, không bị pha trộn. Sau khi ngâm nước xong, hạt gạo trong đều.

Cá trắm đen nuôi đầm

Trong các loại cá nước ngọt, cá trắm đen được xếp là một trong những loại cá quý nhất. Không những thịt nó có hàm lượng dinh dưỡng cao mà lại còn thơm ngon, ngọt thịt. Cá trắm đen thân có mầu xanh đen, trọng lượng cơ thể thường lớn hơn cá trắm trắng và đạt từ 5 - 10 kg/con. Có những con to, có thể nặng tới vài chục kg. Cá trắm màu đen là thượng phẩm trong các loại cá nước ngọt. Vị ngọt tính bình có công năng bổ thận khí, mạnh tỳ dưỡng vị bình can sáng mắt, hóa thấp, khứ phong, lợi thủy. Thích hợp với người tỳ vị hư nhược, mất sức, phù nề, viêm gan, thận, tê thấp.

Cá sộp một loại cá có nhiều dinh dưỡng cao, thịt thơm, đặc thường dùng để làm quà biếu dịp lễ tết

Cá sộp một loại cá có nhiều dinh dưỡng cao, thịt thơm, đặc thường dùng để làm quà biếu dịp lễ tết. Ảnh minh họa

Cá sộp

Họ nhà cá quả hay còn gọi dưới các tên khác như cá chuối, cá lóc, cá sộp, cá xộp, cá tràu, cá đô tùy theo từng vùng. Loại cá này thịt đặc, thơm ngon, và trọng lượng lớn hơn các loại cá quả thường thấy bán ở siêu thị và các chợ truyền thống. Thông thường, những con cá sộp to trọng lượng thường khoảng từ 7 - 10 kg và đầu bắt đầu mốc. Để có được ở trọng lượng này, loại cá sộp phải có độ tuổi từ 1 - 2 năm sinh sống và thường sống ở các hồ, đầm lớn.

Nguyễn Nam
Thích và chia sẻ bài viết:

bình luận ()

Bình luận

tin liên quan

video hot

Về đầu trang