Trang chủ

Năng suất chất lượng

Gợi ý các bước triển khai ISO 22000 giúp doanh nghiệp áp dụng thành công

authorHòa Lê 19:19 06/05/2017

(VietQ.vn) - Các bước tiến hành ISO 22000 dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp có thể thành công ISO 22000, từ đó có thể cải tiến và nâng cao năng suất chất lượng.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Trong những năm gần đây, các trường hợp ngộ độc thực phẩm và sự bùng phát các mối nguy từ thực phẩm ở cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển là minh chứng cho sự cần thiết phải có các tiêu chuẩn liên quan đến thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu các tác động tiêu cực về mặt kinh tế và xã hội.

Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng bởi sự đóng góp của 187 quốc gia thành viên trên thế giới. Tiêu chuẩn ISO 22000 được ban hành vào ngày 01/09/2005 và năm 2008 tại Việt Nam, được chính thức thừa nhận là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN ISO 22000:2008).

Năng suất chất lượng: Gợi ý các bước áp dụng ISO 22000

năng suất chất lượng của doanh nghiệp sẽ được nâng cao nhờ áp dụng ISO 22000. Ảnh minh họa 

Một doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 sẽ được nhìn nhận là có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo được lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt tạo điều kiện dễ dàng cho việc xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới.

Tuy nhiên việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 còn chưa được phổ biến hoặc áp dụng không thành công ở nhiều doanh nghiệp Việt. Dưới đây là gợi ý các bước triển khai ISO 22000, giúp doanh nghiệp có thể áp dụng thành công nhờ đó có thể cải tiến và nâng cao năng suất chất lượng.

Những lưu ý ai cũng cần phải biết về túi khí ô tô(VietQ.vn) - Túi khí ô tô là một vật giúp hạn chế và giảm thiểu những chấn thương khi có va chạm xảy ra. Song không phải ai cũng hiểu rõ về túi khí trên mẫu xe của mình.

Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng: Lãnh đạo cần thấu hiểu ý nghĩa của ISO 22000 đối với phát triển tổ chức, định hướng các hoạt động, xác định mục tiêu và các điều kiện áp dụng cụ thể.

Bước 2: Lập nhóm quản lý an toàn thực phẩm: Áp dụng ISO 22000 cần thành lập một nhóm quản lý an toàn thực phẩm. Trưởng nhóm an toàn thực phẩm thay mặt lãnh đạo cơ sở sản xuất chỉ đạo áp dụng hệ thống theo ISO 22000 và chịu trách nhiệm về lĩnh vực này.

Bước 3: Ðánh giá thực trạng của cơ sở sản xuất thực phẩm so với các yêu cầu của tiêu chuẩn: Cần rà soát các hoạt động, xem xét yêu cầu và mức độ đáp ứng hiện tại của cơ sở sản xuất thực phẩm. Đánh giá này làm nền tảng để hoạch định những nguồn lực cần thay đổi hay bổ sung.

Bước 4: Huấn luyện đào tạo với nhiều chương trình thích hợp với từng cấp quản trị cũng như nhân viên.

Năng suất chất lượng: Gợi ý các bước áp dụng ISO 22000

 Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 còn chưa được phổ biến hoặc áp dụng không thành công ở nhiều doanh nghiệp Việt. Ảnh minh họa

Bước 5: Thiết lập hệ thống tài liệu theo ISO 22000: Hệ thống tài liệu được xây dựng và hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và các yêu cầu điều hành của cơ sở sản xuất thực phẩm.

Bước 6: Triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Bước 7: Kiểm tra xác nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận.

Bước 8: Đánh giá chứng nhận do tổ chức độc lập, khách quan tiến hành nhằm khẳng định tính phù hợp của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm với các yêu cầu tiêu chuẩn ISO 22000 và cấp giấy chứng nhận.

Bước 9: Duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sau khi chứng nhận: Cơ sở sản xuất thực phẩm cần tiếp tục duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và không ngừng cải tiến hướng đến thỏa mãn công khai yêu cầu của khách hàng và các bên quan tâm.

Hòa Lê (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

bình luận ()

Bình luận

tin liên quan

video hot

Về đầu trang